Trang chủ Ngữ văn Lớp 9 4. Viết đoạn văn khoảng 12 câu theo phép lập...

4. Viết đoạn văn khoảng 12 câu theo phép lập luận quy nạp phân tích khổ thơ thứ hai của bài thơ để làm sáng tỏ cảm xúc của nhà thơ khi hoà vào dòng người v

Câu hỏi :

Ai giúp mình với T-T

image

Lời giải 1 :

Khổ 2 của bài thơ "Viếng lăng Bác" đã được tác giả "Viễn Phương" cảm nhận trước những cảnh vật bên ngoài lăng Bác. Đầu tiên, hình ảnh "mặt trời" trong câu thơ "Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng / Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ". Câu đầu là hình ảnh thực: một mặt trời thiên nhiên rực rỡ vĩnh hằng ngày ngày đi qua trên lăng mang lại sự sống, ánh sáng cho con người. Câu sau là hình ảnh ẩn dụ - hình ảnh Bác Hồ. Bác mang lại sự sống, ánh sáng độc lập, tự do ,cơm no áo ấm cho người lao động. Thông qua hình ảnh ẩn dụ trên ,tác giả vừa ca ngợi sự vĩ đã, tỏa sáng của Bác Hồ (như mặt trời), vừa thể hiện sự tôn kính, biết ơn của nhân dân, của nhà thơ đối với Bác. Tiếp theo, hình ảnh "dòng người đi trong thương nhớ" là hình ảnh thực" ngày ngày dòng người đi trong xúc động, bồi hồi, trong niềm  tiếc thương kính cẩn, trong lòng nặng trĩu nỗi nhớ thương. Nhịp thơ chậm, giọng thơ trầm như bước chân dòng người vào lăng viếng Bác. Dòng người vào lăng viếng Bác kết thành những tràng hoa không chỉ là hình ảnh tả thực so sánh những dòng người xếp thành hangf dài vào lăng Bác trông như những tràn hoa vô tận ,mà còn là một ẩn dụ đẹp, sáng tạo của nhà thơ: Cuộc đời của họ đã nở hoa dưới ánh sáng của Bác. Những bông hoa tươi thắm đó đang đến dâng lên Người những gì tốt đẹp nhất. "Dâng bảy mươi chín mùa xuân": hình ảnh hoán dụ mang ý nghĩa tượng trưng: con người bảy mươi chín mùa xuân ấy đã sống một cuộc đời như  những mùa xuân và đã làm ra những mùa xuân cho đất nước cho con người. Ôi! những cảm xúc trước dòng người vô tận đó đã thể hiện lòng chân thành, tha thiết của người con miền Nam đối với Bác Hồ kính yêu

- tp phụ chú: gạch chân

- câu cảm thán: in đậm

Thảo luận

Lời giải 2 :

1. Mở bài

Giới thiệu về tác giả, tác phẩm:

  • Nhắc đến Thanh Hải là nhắc đến bài thơ Mùa xuân nho nhỏ.
  • Là tác phẩm tiêu biểu nhất trong phong cách sáng tác thơ của tác giả.
  • Bao hàm nhiều hình ảnh, nhạc điệu cũng như cảm xúc chân thành.
  • Tác phẩm là sự tổng kết về cuộc đời của nhà thơ và gửi gắm vào đó niềm tin cũng như lẽ sống cao cả, đẹp đẽ.

    2. Thân bài:

    Giới thiệu qua về khổ thơ đầu, từ đó dẫn dắt sang khổ thơ thứ 2:

    • Hai hình ảnh ấn tượng nhất: “người cầm súng” vào” người ra đồng”, thể hiện những suy nghĩ của Thanh Hải và cách ông tái hiện mùa xuân của đất nước.
    • Phân tích hai hình ảnh dựa vào bối cảnh đất nước khi ấy, dân tộc ta đang phải đối mặt với kẻ thù vô cùng hung hãn và nguy hiểm. Hai đầu chiến tuyến là hai công việc khác nhau, nhưng bổ trợ cho nhau: Chiến đấu/Làm nông.
    • Một bức tranh mùa xuân tràn đầy sức sống, tươi mới vào tuyệt diệu được xây dựng dựa trên 2 hình ảnh đó, kết hợp với các cách dùng từ
    • Điệp từ “Tất cả” ở cuối đoạn kết hợp với các từ láy: Nhịp thơ tăng lên hối hả như sự khẩn trương trong trong nhiệm vụ mà đất nước và Đảng giao phó

    3. Kết bài

    • Nghệ thuật của hai đoạn thơ: từ láy,cấu trúc song hành điệp từ cùng với giọng thơ vừa tha thiết lại sôi nổi trang trọng.
    • Vẽ lên khung cảnh tươi sáng, tràn đầy sức sống của nhân dân, đất nước
    • Ẩn chứa niềm yêu mến tự hào, tin tưởng của tác giả vào một tương lai tươi sáng và rực

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 9

Lớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247