Trang chủ Hóa Học Lớp 8 Hoà tan a gam oxit của một kim loại M...

Hoà tan a gam oxit của một kim loại M có hoá trị 2 bằng một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 nồng độ 24.5% (loãng) thứ được dùng dịch muối A có nồng độ 33.33% 1) T

Câu hỏi :

Hoà tan a gam oxit của một kim loại M có hoá trị 2 bằng một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 nồng độ 24.5% (loãng) thứ được dùng dịch muối A có nồng độ 33.33% 1) Tìm công thức hoá học của oxit 2) Đun nóng 300 gam dung dịch A cho tới khi có 40.06g hơi nước bay ra, sau đó hạ nhiệt độ xuống đến 10°C thì thấy có 125 gam kết tủa B tách ra. Xác định công thức của B biết độ tan của MSO4 ở 10°C là 17.4g

Lời giải 1 :

Đáp án:

 1) $CuO$

2) $CuS{O_4}.5{H_2}O$

Giải thích các bước giải:

1)

Đặt ${n_{MO}} = 1mol$

$MO + {H_2}S{O_4} \to MS{O_4} + {H_2}O$

   1             1                       1

$ \Rightarrow {m_{dd{H_2}S{O_4}}} = \dfrac{{1.98}}{{24,5\% }} = 400g$

$ \Rightarrow {m_{ddsau}} = 400 + M + 16 = M + 416$

$ \Rightarrow C{\% _{MS{O_4}}} = \dfrac{{M + 96}}{{M + 416}}.100\%  = 33,33\%  \Rightarrow M = 64$

⇒ MO là $CuO$

2) 

Gọi B là $CuS{O_4}.n{H_2}O$

 + Tại nhiệt độ cao: 

${m_{ddA}} = 300 - 40,06 = 259,94g$

$\begin{gathered} {m_{CuS{O_4}}} = \dfrac{{300.33,33}}{{100}} = 100g \hfill \\ \Rightarrow {m_{{H_2}O}} = 259,94 - 100 = 159,94g \hfill \\ \end{gathered} $

+ Tại ${10^o}C$:

${m_{dd}} = 259,94 - 125 = 134,94g$

$ \Rightarrow {m_{CuS{O_4}}} + {m_{{H_2}O}} = 134,94$  

$S = \dfrac{{{m_{CuS{O_4}}}}}{{{m_{{H_2}O}}}}.100 = 17,4$

$ \Rightarrow {m_{CuS{O_4}}} = 20g;{m_{{H_2}O}} = 114,94g$

$ \Rightarrow {m_{CuS{O_4}(B)}} = 100 - 20 = 80g \Rightarrow {n_{CuS{O_4}(B)}} = 0,5mol$

$\begin{gathered} \Rightarrow {n_B} = {n_{CuS{O_4}(B)}} = 0,5mol \hfill \\ \Rightarrow {M_B} = \dfrac{{125}}{{0,5}} = 250 \hfill \\ \Rightarrow 160 + 18n = 250 \Rightarrow n = 5 \hfill \\ \end{gathered} $

⇒ B là $CuS{O_4}.5{H_2}O$

Thảo luận

-- S là gì ạ

Lời giải 2 :

Đáp án:

1. $CuO$

2. \(CuSO_4.5H_2O\)

Giải thích các bước giải:

 1.

Giả sử có $1$ mol axit sunfuric tham gia phản ứng

\(\to m_{H_2SO_4}=1\cdot 98=98\ \text{gam}\\\to m_{\text{dd H}_2SO_4}=\dfrac{98}{24,5\%}=400\ \text{gam}\)

\(MO+H_2SO_4\to MSO_4+H_2O\\ n_{MO}=n_{H_2SO_4}=1\ \text{mol}\to m_{\text{MO}}=M+16\ \text{gam}\\\to m_{\text{dd sau phản ứng}}=m_{\text{dd trước phản ứng}}=M+16+400=M+416\ \text{gam}\\ n_{MSO_4}=n_{\text H_2SO_4}=1\ \text{mol}\to m_{MSO_4}=M+96\ \text{gam}\)

Vì muối A có nồng độ 33,33% nên ta có phương trình:

\[\dfrac{M+96}{M+416}\cdot 100\%=33,33\%\Leftrightarrow M= 64\ \text{g/mol}\]

Suy ra $M$ là $Cu$

Vậy CTHH của oxit là $CuO$

2. 

\(m_{CuSO_4\ \text{ban đầu}}=300\cdot 33,33\%=100\ \text{gam}\)

Áp dụng công thức: 

\(C\%=\dfrac{S}{S+100}\cdot 100\%\\\Rightarrow C\%_{\ \text{dung dịch MSO}_4\ \text{bão hoà}\ 10^{\circ}\ \text C}=\dfrac{17,4}{100+17,4}\cdot 100\%=14,82\%\)

\(m_{dd \ A (sau\ khi \ \text{đun nóng})}=300-40,06=259,94\ \text{gam}\\\Rightarrow m_{dd \ A \ \text{10}^{\circ}\ C}=259,94-125=134,94\ \text{gam}\)

\(\Rightarrow m_{CuSO_4\ 10^{\circ}\ C}=14,82\%\cdot 134,94=20\ \text{gam}\)

\(\Rightarrow m_{CuSO_4\ \text{kết tinh}}=100-20=80\ \text{gam}\)

Đặt CTHH của $B$ là \(CuSO_4.nH_2O\)

Áp dụng định luật thành phần không đổi, ta có:

\[\dfrac{160}{18n}=\dfrac{80}{125-80}⇔n=5\]

Vậy CTHH của $B$ là \(CuSO_4.5H_2O\)

Bạn có biết?

Hóa học, một nhánh của khoa học tự nhiên, là ngành nghiên cứu về thành phần, cấu trúc, tính chất, và sự thay đổi của vật chất.Hóa học nói về các nguyên tố, hợp chất, nguyên tử, phân tử, và các phản ứng hóa học xảy ra giữa những thành phần đó.Hóa học đôi khi được gọi là "khoa học trung tâm" vì nó là cầu nối các ngành khoa học tự nhiên khác như vật lý học, địa chất học và sinh học.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự 8

Lớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần, sang năm lại là năm cuối cấp áp lực lớn dần nhưng các em vẫn phải chú ý sức khỏe nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247