Trang chủ GDCD Lớp 6 đóng vai nhân vật trong truyện SỰ TÍCH NÚI LANG...

đóng vai nhân vật trong truyện SỰ TÍCH NÚI LANG BIAN(1), NÚI VOI(2) VÀ SUỐI ĐẠ NHIM(3) kể lại câu hỏi 3978394 - hoctapsgk.com

Câu hỏi :

đóng vai nhân vật trong truyện SỰ TÍCH NÚI LANG BIAN(1), NÚI VOI(2) VÀ SUỐI ĐẠ NHIM(3) kể lại

Lời giải 1 :

Người Lạch (hay còn viết Làc, Lat, M'Lates) [ 21,183] là tên gọi của một nhóm cư dân nhỏ người Kơ ho, sống lâu đời trên cao nguyên Lang Biang. "Lạch", theo tiếng địa phương, có nghĩa là "rừng thưa" dùng để chỉ vùng rừng thông, đồi trọc từ dãy Lang Biang trải dài xuống Tây Nam, bao gồm cả thành phố Đà Lạt ngày nay.

Với người Chil bao quanh vùng rừng thông hỗn giao và lá rộng từ phía Tây Bắc đến Đông Bắc cao nguyên, một cư dân làm rẫy (sa bri: ăn rừng), người Lạch có quan hệ nguồn gốc gần gũi về mặt ngôn ngữ [25,27], sự trùng hợp về dòng họ[26], về phong tục tập quán [2;30;31]. Họ cùng chung sống với nhau từ lâu trên địa bàn này, lúc vui, lúc buồn [2;30] được kể lại nhiều trong các truyền thuyết và tồn tại cho đến ngày nay qua hiện tượng xâm canh [4], hôn nhân và sự tiếp xúc ngôn ngữ khá thú vị [27].

Cũng như nhóm Srê ở phía Tây Nam và ở cao nguyên Di Linh, người Lạch chiếm cứ vùng thung lũng ven suối để trồng lúa nước (sa srê: ăn ruộng), nhưng lại xa dần người bà con gần gũi này do địa bàn cư trú trên độ cao tách biệt và do điều kiện tiếp xúc buôn bán sau này với các nhóm cư dân khác.

Trong truyền thuyết của các cư dân cùng nhóm ngôn ngữ: Lạch, Chil, Srê, Mạ, Kơdòn, Nộp, Mnông, Stiêng (Nam Ba na) ở phía cực Nam Tây Nguyên, chúng ta thường được nghe kể về nguồn gốc tổ tiên chung của họ, về một đấng tạo hóa là thần Ndu[12;12;26], về nạn đại hồng thủy; và trong phạm vi hẹp hơn, về sự tích núi Lang Bian.[26]

Dấu vết tiếp xúc với nền văn hóa Chăm pa khá đậm nét, đặc biệt thông qua người Chu ru và xa hơn người Raglai lên định cư từ xa xưa ở vùng Đơn Dương. Việc các nhóm cư dân hệ ngôn ngữ Malayopolynésien chen vào các ngôn ngữ Mon -Khmer, làm tách đôi nhóm ngôn ngữ Ba Na ở Việt Nam thành hai khu vực biệt lập, còn được kể lại trong truyền thuyết các cư dân bản địa về một cuộc chiến tranh dai dẳng dành đất đai, kéo dài cho đến đầu thế kỷ trước ở phía Bắc Tây Nguyên [31;13]. Từ quan hệ láng giềng chuyển dần sang quan hệ phiên thuộc, "Văn hóa Chăm pa"đã mang đến cho các cư dân Nam Tây Nguyên, trong đó có người Lạch, nghề làm ruộng lúa nước, phá vỡ dần tính bền vững của tổ chức xã hội cổ truyền theo làng khép kín [13]. Vương quốc Chăm pa mà có giai đoạn người Chu ru trị vì, với dự tính ban đầu muốn biến vùng này thành vành đai chặn sự tranh chấp của người Khmer [3;31] đến sự xâm chiếm do nhu cầu mở rộng lãnh thổ đang bị thu hẹp dần về phía Bắc bởi phong kiến Việt Nam, để lại trong nhiều truyền thuyết về những cuộc đụng độ quân sự với người Mạ [11], người Chil, về việc đóng thuế, hay đi làm xâu cho người Chăm [26]. Quan hệ giữa người Lạch và Chu ru là mật thiết hơn cả, giữa họ dễ dàng có quan hệ hôn phối, để trở thành họ hàng như giòng họ Liêng Hot, hay trở thành một nhóm trung gian mà thời kỳ hiện đại không còn biết xếp họ vào Lạch hay Chu ru như người Tơwach.[27]

Chúng ta thường được nghe kể về cuộc hôn nhân đầy trắc trở nhưng diễm tình giữa chàng Choi Kơho và công chúa Chăm Nai Tơlui [10;1,953], hay cuộc hôn nhân vì liên minh quân sự giữa K'Bùng với công chúa Hé (Chăm) [11]. Quan hệ buôn bán, láng giềng và đến quan hệ hôn nhân làm cho mối hận thù xưa lãng quên theo quá khứ, mất dần theo hình bóng của vương quốc Chăm pa đã qua, chỉ giữ lại cho họ tình yêu, tình hữu nghị: "Chúng ta và người Chăm, anh em cùng một mẹ!" (Ndri - Tục lệ pháp)[13,952]. Dấu ấn của sự tiếp xúc văn hóa này để lại trong ngôn ngữ Lạch nói riêng và ngôn ngữ Kơho nói chung một lớp từ vựng khá lớn vay mượn từ các ngôn ngữ Chăm pa về nghề lúa nước, những thuật ngữ và quan niệm về thiết chế và tổ chức xã hội, vốn xa lạ với tổ chức cổ truyền của cư dân Đông Nam Á cổ, những khái niệm trừu tượng của một xã hội có đẳng cấp và truyền thống văn tự [14;24].

Nền văn hóa Pháp đến với người Lạch còn sớm hơn cả người Việt, đặc biệt là khi Đà Lạt được hình thành để trở thành nơi nghỉ dưỡng, du lịch. Trước đó, đối với chính quyền phong kiến Việt Nam, miền sơn động này được điều hành thông qua trung gian người Chăm, Chu ru, "xa lạ và bất phục tùng" như tự thủa xưa. Người Lạch, cũng chính nhờ vậy, trở thành nhóm người đầu tiên và sau này cùng với người Srê, Chu ru thành trung gian cho các cuộc tiếp xúc của người Chăm, Việt và Pháp với các cư dân khác trên vùng đất này.

Thảo luận

Lời giải 2 :

Ngày xưa dưới chân Tam Đảo có một chàng trai nghèo sống bằng nghề kiếm củi, lầm lũi quanh năm suốt tháng mà chẳng đủ ăn, nên dân làng gọi tên chàng là Cốc. Vì nghèo, chẳng có cô gái nào dám lấy chàng. Lúc buồn, chàng chỉ có cây sáo làm bạn tâm tình. Thủa ấy ở vùng Sông Đáy, Sông Gâm có một Quan Lang giàu có, người đến làm thuê đông nườm nượp, ai cũng hy vọng được làm rể nhà Quan Lang. Cô con gái độc nhất của Quan Lang xinh đẹp, hát hay và múa dẻo nổi tiếng. Người ta quen gọi nàng là nàng Công. Đã mấy lần cha nàng tổ chức kén rể, nhưng rồi nàng vẫn “phòng không cô quạnh”. Ai muốn làm rể Quan lang, phải làm công cho nhà Quan Lang 3 năm. Mãn hạn thì được gặp mặt nàng Công. Nếu nàng ưng ai thì Quan Lang cho cưới ngay. Nhưng nàng Công chưa biết ưng ai? Vào một năm hạn hán mất mùa, chàng Cốc lần tìm đến nhà Quan Lang làm thuê. Thấy chàng hiền lành, thật thà Quan Lang giao cho chàng việc chăn đàn trâu trong rừng. Những lúc cô đơn, chàng chỉ biết gửi lòng mình vào cây sáo trúc. Tiếng sáo làm nàng Công xúc động tìm đến với chàng, khi biết chuyện, Quan lang vô cùng tức giận. Hắn lập âm mưu giết chàng Cốc, Sai chàng đến Lũng Phia lấy ngà voi, sừng tê giác, gạc nai về làm lễ vật đám cưới. Lũng Phia là khu rừng rậm rạp có nhiều thú dữ ăn thịt người. Xong được sự giúp đỡ của các loài thú rừng, chàng đã hoàn thành các điều kiện của Quan Lang đặt ra, hơn thế nữa chàng được Tiên ông ban cho chiếc lược và dặn “Nếu gặp nguy hiểm cứ bẻ răng lược bỏ lại phía sau”. Chàng Cốc trở về chòi canh trâu nhờ tiếng sáo nhắn gửi đến nàng Công lời hò hẹn. Nghe tiếng sáo quen, nàng nhảy lên lưng con ngựa hồng của cha phi vào rừng. Không thấy con gái, lại thấy mất ngựa hồng, Quan lang hò hét người ngựa đuổi bắt. Nàng Công và chàng Cốc cùng ngồi trên lưng ngựa hồng phóng vun vút như tên bay. Mỗi khi quân của Quan lang tới gần, chàng Cốc lại bẻ một răng lược ném lại phía sau. Chiếc răng lược vụt hiện thành một dãy núi ngăn bước tiến của chúng. Đêm khuya đến một vùng đất bằng, hai người xuống ngựa đốt lửa và nghỉ ngơi lấy sức. Răng lược đã hết, quân của Quan Lang đuổi tới cùng, nàng Công than khóc cùng chàng Cốc và bảo chàng hãy một mình phi ngựa chốn về quê chờ ngày gặp lại. Hai người đớn đau chia tay, Chàng Cốc lên ngựa và ném lại chiếc sống lược còn lại. Mặt đất bỗng chốc nứt ra một vệt nứt dài và sâu. Vừa lúc đó Quan lang tới bắt nàng Công về. Từ đó, hai người thương nhớ và chờ đợi nhau mà chẳng có cách nào tìm gặp nhau. Không thấy nàng Công tới, nhớ thương, tuyệt vọng chàng Cốc héo hon mà chết. Trời đất cảm thương hóa chàng thành một quả núi sừng sừng giữa trời. Thương nhớ chàng Cốc, nàng Công khóc ngày khóc đêm. Cho đến một ngày kia cả tấm thân nàng cũng hóa thành nước mắt. Nước mắt yêu thương chung thuỷ qua bao năm tháng thấm sâu vào đất, chảy thành dòng theo vết nứt tìm về núi Cốc. Truyền thuyết để đời, vùng đất hai người đốt lửa sưởi đêm ấy sau này có tên là Yên Lãng để ghi kỷ niệm một đêm yên lành hạnh phúc của đôi trai gái. Còn đống than đượm lửa tình yêu son sắt ấy được đắp vùi giữ gìn, rồi trở thành mỏ than Núi Hồng bây giờ. Còn nước mắt nàng chảy thành dòng sông Công về vùng đất Tân Cương là quê hương Cốc, tạo nên hương vị chè ngọt thơm nổi tiếng mà chỉ vùng này có được.

Bạn có biết?

Giáo dục công dân (GDCD) là một hệ thống kiến thức liên quan đến nhiều lĩnh vực như triết học, đạo đức học, kinh tế chính trị học, chủ nghĩa xã hội khoa học, pháp luật, đường lối, quan điểm của Đảng, một số chính sách quan trọng của Nhà nước Việt Nam.

Nguồn : kiến thức

Tâm sự 6

Lớp 6 - Là năm đầu tiên của cấp trung học cơ sở. Được sống lại những khỉ niệm như ngày nào còn lần đầu đến lớp 1, được quen bạn mới, ngôi trường mới, một tương lai mới!

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247