Câu 1 :
- Át-lát là dãy núi trẻ duy nhất ở Châu Phi, nằm ở rìa phía Tây Bắc của Châu Lục.
- Khu vực Nam Phi có độ cao trung bình hơn 1000m.
(SGK Địa 7 - T101, 105)
Câu 2 :
- Châu Mĩ rộng 42 triệu km². So với các châu lục khác, Châu Mĩ nằm trải dài trên nhiều vĩ độ hơn cả.
- Kênh đào Pa-na-ma nối liền giữa Thái Bình Dương và Đại Tây Dương.
(SGK Địa 7 - T109)
Câu 3:
- Địa hình được chia thành 3 khu vực kéo dài theo chiều kinh tuyến.
Đặc điểm các khu vực địa hình ở Bắc Mĩ :
- Phía Tây : Hệ thống núi Cooc-đi-e
+) Cao, đồ sộ nhất, dài 9000 km, chạy hướng Bắc – Nam.
+) Gồm nhiều dãy chạy song song xen các cao nguyên lớn.
+) Có nhiều khoáng sản: vàng, đồng, quặng đa kim, uranium…
- Phía Đông : Miền núi già và sơn nguyên
+) Là miền núi già, thấp, gồm bán đảo Labrador và dãy núi Apalat.
+) Hướng đông bắc – tây nam.
+) Giàu khoáng sản than và sắt.
( SGK Địa 7 - T133, 134)
Câu 4:
- Dân số Bắc Mĩ là 419,5 triệu người, mật độ dân số trung bình khoảng 20 người/km².
- Do chịu ảnh hưởng của sự phân hóa về tự nhiên, dân cư Bắc Mĩ phân bố rất không đồng đều giữa miền bắc và miền nam, giữa phía tây và phía đông.
(SGK Địa 7 - T116)
Câu 5 :
- Nông nghiệp Bắc Mĩ phát triển mạnh mẽ, đạt trình độ cao nhờ điều kiện tự nhiên thuận lợi và kĩ thuật tiên tiến.
(SGK Địa 7 - T119)
Câu 6 :
- Nam Mĩ có 3 khu vực địa hình :
+ Phía tây là dãy núi trẻ An - đét, có nhiều đỉnh cao, tự nhiên thay đổi từ bắc xuống nam, từ thấp lên cao.
+ Đồng bằng ở giữa: là vựa lúa và vùng công nghiệp lớn của Nam Mĩ, gồm chuỗi đồng bằng nối liền nhau, đa số đồng bằng đều thấp trừ đồng bằng Pampa.
+ Phía Đông là sơn nguyên, có Sơn nguyên Guyana và sơn nguyên Braxin, đất tốt, rừng phát triển.
(SGK Địa 7 - T127)
Câu 1: Át lát là dãy núi trẻ duy nhất
Khu vực Nam Phi có độ cao trung bình :1000m
Câu 2:
Lãnh thổ trải dài trên nhiều vĩ độ: từ vùng cực Bắc tới vòng cực Nam và nằm hoàn toàn ở bán cầu Tây.
Đại Tây Dương và Thái Bình Dương.
Câu 3: Bắc Mĩ đc chia làm 3 khu vực địa hình kéo dài theo chiều kinh tuyến:
a. Hệ thống núi Cooc-đi-e ở phía tây
- Cao, đồ sộ nhất, dài 9000 km, chạy hướng Bắc – Nam.
- Gồm nhiều dãy chạy song song xen các cao nguyên lớn.
- Có nhiều khoáng sản: vàng, đồng, quặng đa kim, uranium…
b. Miền đồng bằng ở giữa
- Có dạng lòng máng cao dần về phía bắc và tây bắc, thấp dần về phía nam và đông nam.
=> Không khí lạnh phương Bắc và không khí nóng phương Nam dễ xâm nhập sâu vào nội địa.
- Có nhiều hồ (Hồ Lớn) và hệ thống sông (Mit-xu-ri, Mi-xi-xi-pi).
c. Miền núi già và sơn nguyên ở phía đông
- Là miền núi già, thấp, gồm bán đảo Labrador và dãy núi Apalat.
- Hướng đông bắc – tây nam.
- Giàu khoáng sản than và sắt.
Câu 4:
Dân cư ở Bắc Mĩ phân bố ko đều
Nhận xét:
– Dân cư phân bố thưa thớt ở phía tây, nơi có đồi núi hiểm trở, có điều kiện sinh sống và phát triển khó khăn. Ngược lại, dân cư lại tập trung về phía đông là các sơn nguyên và đồng bằng, thuận lợi cho sinh sống và phát triển con người, nơi đây có nền công nghiệp phát triển sớm, mức độ đô thị hóa cao, tập trung nhiều thành phố, khu công nghiệp, hải cảng lớn.
Câu 5:
Đặc điểm nông nghiệp của Bắc Mỹ:
- Nông nghiệp Bắc Mĩ phát triển mạnh mẽ, đạt đến trình độ cao
- Phần lớn sản xuất Nông Nghiệp có sự phân hoá từ Bắc - Nam , Tây - Đông
Nông nghiệp Hoa Kì và Ca-na-đa phát triển mạnh mẽ, đạt đến trình độ cao nhờ:
- Điều kiện tự nhiên thuận lợi và kĩ thuật tiên tiến. có tỉ lệ lao động trong nông nghiệp rất thấp nhưng sản xuất ra khối lượng nông sản rất lớn.
- Có diện tích đất nông nghiệp lớn, nhờ đó đã phát triển được nền nông nghiệp hàng hoá với quy mô lớn. Các trung tâm khoa học hỗ trợ đắc lực cho việc tăng năng suất cây trồng và vật nuôi, công nghệ sinh học được ứng dụng mạnh mẽ trong sản xuất nông nghiệp. Hoa Kì có số máy nông nghiệp đứng đầu thế giới, lượng phân bón sử dụng đạt 500 kg/ha.
- Là những nước xuất khẩu nông sản hàng đầu của thế giới.
- Những nước đi đầu thực hiện cuộc Cách mạng xanh, đảm bảo được lương thực trong nước.
Điều kiện:
+ Áp dụng khoa học kĩ thuật tiên tiến.
+ Đặc điểm tự nhiên thuận lợi.
+ Chuyên môn hoá cao.
+ Sản phẩm chất lượng cao
Câu 6:
- Nam Miĩ đc chia làm 3 khu vực địa hình:
+ Phía tây là dãy núi trẻ An - đét, có nhiều đỉnh cao, tự nhiên thay đổi từ bắc xuống nam, từ thấp lên cao.
+ Đồng bằng ở giữa: là vựa lúa và vùng công nghiệp lớn của Nam Mĩ, gồm chuỗi đồng bằng nối liền nhau, đa số đồng bằng đều thấp trừ đồng bằng Pampa.
+ Phía Đông là sơn nguyên, có Sơn nguyên Guyana và sơn nguyên Braxin, đất tốt, rừng phát triển.
Cho mình xin ctlhn ạ!
Địa lí học (trong tiếng Hy Lạp γεωγραφία, geographia, nghĩa là "mô tả Trái Đất") là một lĩnh vực khoa học nghiên cứu về các vùng đất, địa hình, dân cư và các hiện tượng trên Trái Đất. Dịch sát nghĩa sẽ là "nhằm mô tả hoặc viết về Trái Đất".
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAP247