Trang chủ Toán Học Lớp 5 Tóm tắt kiến thức TV lớp 5 câu hỏi 1044000...

Tóm tắt kiến thức TV lớp 5 câu hỏi 1044000 - hoctapsgk.com

Câu hỏi :

Tóm tắt kiến thức TV lớp 5

Lời giải 1 :

Toy học qua rồi nên thiếu phần nào nói Toy bổ sung

image

Thảo luận

-- Xin hay nhất 🌚

Lời giải 2 :

Cấu tạo của tiếng

Tiếng gồm 3 bộ phận: Âm đầu, vần và thanh.

- Tiếng nào cũng phải có vần và thanh. Có tiếng không có âm đầu.

Từ đơn, từ phức

1. Từ chỉ gồm một tiếng là từ đơn. Từ gồm hai hay nhiều tiếng gọi là từ phức. Từ nào cũng có nghĩa và dùng để tạo nên câu.

2. Có hai cách chính để tạo từ phức: a, Ghép những tiếng có nghĩa lại với nhau. Đó là các từ ghép.

b, Phối hợp những tiếng có âm đầu hay vần (hoặc cả âm đầu và vần ) giống nhau. Đó là các từ láy

3. Từ ghép chia làm hai loại:

- Từ ghép tổng hợp: (bao quát chung)

- Từ ghép có nghĩa phân loại: (chỉ một loại nhỏ thuộc phạm vi nghĩa của tiếng thứ nhất)

Từ loại:

1. Danh từ: là những từ chỉ sự vật (người, vật, hiện tượng, khái niệm hoặc đơn vị).

- Danh từ chung là tên của một loại sự vật

- Danh từ riêng là tên riêng của một sự vật. Danh từ riêng luôn luôn được viết hoa.

2. Động từ: là những từ chỉ hoạt động, trạng thái của vật.

- Động từ thường đi cùng các từ: đã, đang, sắp, hãy, đừng, chớ,...

3.Tính từ: là những từ miêu tả đặc điểm hoặc tính chất của sự vật, hoạt động, trạng thái,...

- Tính từ thường đi cùng các từ rất, quá, lắm,...

Cấu tạo của câu

A: Câu đơn: có một vế câu đủ chủ ngữ,vị ngữ.

1. Câu kể: (còn gọi là câu trần thuật) là những câu dùng để:

- Kể, tả hay giới thiệu về sự vật, sự việc.

Cuối câu kể có dấu chấm.

Câu kể Ai làm gì?

Câu kể Ai thế nào?

Câu kể Ai là gì?

2. Câu hỏi

3. Câu cảm thán

4. Câu khiến

B: Câu ghép:

1. là câu do nhiều vế câu ghép lại. 

2. Có hai cách nối các vế câu ghép:

- Nối bằng những từ có tác dụng nối.

- Nối trực tiếp (không dùng từ nối), dùng các dấu câu: dấu phẩy, dấu chấm phẩy, dấu hai chấm.

3. Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ:

1a, Để thể hiện quan hệ nguyên nhân – kết quả giữa hai vế câu ghép, ta có thể nối chúng bằng:

- Một quan hệ từ: vì, bởi vì, cho nên, nên,.......

- Hoặc một cặp quan hệ từ: vì...... nên....; do... nên....; nhờ.... mà......; bởi vì... cho nên; tại vì... cho nên...; do.... mà....

2b, Để thể hiện quan hệ điều kiện – kết quả, giả thiết – kết quả giữa hai vế câu ghép, ta có thể nối chúng bằng:

- Một quan hệ từ: nếu, hễ, giá, thì,.......

- Hoặc một cặp quan hệ từ: nếu ... thì...; hễ...thì...; nếu như ... thì....; hễ mà ... thì...; giá ... thì...

3c, Để thể hiện mối quan hệ tương phản giữa hai vế câu ghép, ta có thể nối chúng bằng:

- Một quan hệ từ: tuy, nhưng, dù, mặc dù,.......

- Hoặc một cặp quan hệ từ: tuy ...nhưng...; dù ... nhưng.....; mặc dù..... nhưng....;......

4d, Để thể hiện mối quan hệ tăng tiến giữa các vế câu ghép, ta có thể nối chúng bằng một trong các cặp quan hệ từ: không những... mà; không chỉ..... mà...; chẳng những ... mà...

5e, Để thể hiện mối quan hệ về nghĩa giữa các vế câu, ngoài quan hệ từ, ta còn ta còn có có thể nối các vế câu ghép bằng một số cặp từ hô ứng như: - vừa ... đã...; chưa ... đã... ; mới... đã.... ; vừa ... vừa; càng... càng ...

- đâu ... đấy; nào ... ấy; sao ... vậy; bao nhiêu ... bấy nhiêu;

Bạn có biết?

Toán học là môn khoa học nghiên cứu về các số, cấu trúc, không gian và các phép biến đổi. Nói một cách khác, người ta cho rằng đó là môn học về "hình và số". Theo quan điểm chính thống neonics, nó là môn học nghiên cứu về các cấu trúc trừu tượng định nghĩa từ các tiên đề, bằng cách sử dụng luận lý học (lôgic) và ký hiệu toán học. Các quan điểm khác của nó được miêu tả trong triết học toán. Do khả năng ứng dụng rộng rãi trong nhiều khoa học, toán học được mệnh danh là "ngôn ngữ của vũ trụ".

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự 5

Lớp 5 - Là năm cuối cấp tiểu học, áp lực thi cử nhiều mà sắp phải xa trường lớp, thầy cô, ban bè thân quen. Đây là năm mà các em sẽ gặp nhiều khó khăn nhưng các em đừng lo nhé mọi chuyện sẽ tốt lên thôi !

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247