Trong bối cảnh hiện nay, tranh chấp chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán giữa quốc gia ven Biển Đông có chiều hướng diễn biến phức tạp. Lòng tin giữa các quốc gia suy giảm bởi những hành động đơn phương diễn ra thường xuyên, dưới nhiều hình thức như ban hành lệnh cấm đánh bắt cá đơn phương, xâm phạm ngư trường trái phép, bắt giữ và đối xử đối với ngư dân không theo chuẩn mực của luật pháp quốc tế, xâm phạm chủ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia v.v... Trước thực trạng đó, đã có nhiều công trình nghiên cứu, bài viết về chủ đề này với mục đích tìm kiếm những biện pháp xây dựng lòng tin giữa các quốc gia hữu quan ở Biển Đông.
Xây dựng lòng tin giữa các quốc gia trong khu vực là yêu cầu cấp thiết, bởi vì lòng tin là khởi nguồn của mọi quan hệ hữu nghị, hợp tác quốc tế. Lòng tin là liều thuốc hiệu nghiệm để ngăn ngừa những toan tính có thể gây ra nguy cơ xung đột. Lòng tin cần được duy trì, vun đắp không ngừng bằng những hành động cụ thể, nhất quán, phù hợp với chuẩn mực chung và thái độ chân thành.[1] Chính vì vậy, đã có nhiều cuộc hội thảo quốc tế về Biển Đông[2] nhằm tìm ra những ý tưởng từ các nhà khoa học để tham vấn cho các nhà hoạch định chính sách tham chiếu những giải pháp cơ bản đó. Các quốc gia cần ưu tiên xây dựng lòng tin chiến lược, tăng cường đối thoại và hợp tác, đề cao việc tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển quốc tế năm 1982 (UNCLOS), phát huy vai trò của các thể chế đa phương và ủng hộ vai trò chủ đạo của ASEAN trong việc duy trì môi trường hòa bình, ổn định và an ninh ở khu vực.[3] Có một số mô hình hợp tác để xây dựng lòng tin như sau:
Hợp tác tuần tra chung: Thực tế cho thấy, trước thập kỷ 80 của thế kỷ XX, các biện pháp xây dựng lòng tin hầu như không được đề cập đến, nhất là biện pháp xây dựng tin cậy, tăng cường sự hiểu biết giữa các lực lượng trực tiếp làm nhiệm vụ trên biển, ví dụ như hoạt động tuần tra chung chưa trở thành chủ để thảo luận rộng rãi, không có sự đồng thuận, nhất trí giữa các quốc gia hữu quan ở Biển Đông về các hoạt động nên được khuyến khích. Hiện nay, lực lượng chuyên trách của các quốc gia hữu quan trong khu vực đã và đang tiến hành nhiều hoạt động tuần tra chung trên biển có hiệu quả. Tuần tra chung giữa lực lượng hải quân, cảnh sát biển của các nước trong khu vực Biển Đông được xem là một trong những biện pháp quan trọng về xây dựng lòng tin góp phần gìn giữ môi trường hòa bình, ổn định và hữu nghị trên biển.
Hoạt động tuần tra chung được tổ chức thường niên sẽ góp phần tăng cường hợp tác quốc tế về kiểm soát và đảm bảo an toàn hàng hải, giảm bớt nguy cơ xung đột tiềm tàng ở Biển Đông. Hợp tác tuần tra chung là hành động thiết thực của các lực lượng trực tiếp làm nhiệm vụ trên biển giữa các quốc gia ở Biển Đông trong thời gian vừa qua, biện pháp này đã được một số quốc gia thiện chí phối hợp. Trong khi các giải pháp về tranh chấp chủ quyền biển đảo chưa được thực hiện một cách triệt để, thì hợp tác tuần tra chung trên biển được xem là biện pháp xây dựng lòng tin hữu hiệu ở Biển Đông và thực tế cho thấy biện pháp này đã dần dần trở thành nhu cầu cấp thiết
Tình hình biển đảo Việt Nam hiện nay đang có những diễn biến phức tạp đe dọa trực tiếp đến chủ quyền lãnh thổ của dân tộc. Trước tình hình căng thẳng của biển Đông, "Thanh niên cần làm gì để bảo vệ Tố quốc?", là câu hỏi nhận được sự quan tâm đặc biệt của các bạn trẻ khi đề cập đến thời sự biển Đông.
Biển đảo Việt Nam trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của người Việt Nam. Điều này đã được chứng minh bằng lịch sử và các tài liệu khoa học. Các tư liệu khoa học và pháp lý được công bố hiện nay, đều thể hiện quá trình khai phá, chiếm hữu và thực thi chủ quyền liên tục của Việt Nam suốt chiều dài lịch sử. Tuy nhiên những năm gần đây, Trung Quốc đã có nhiều hành động xâm hại đến chủ quyền biển đảo của Việt Nam: bắt ngư dân Việt làm ăn, tấn công các tàu Việt trên vùng biển của chính Việt Nam, ngang ngược xây dựng thành phố Tam Sa trên quần đảo Hoàng Sa...
Những hành động nói trên của phía Trung Quốc đã xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa; xâm phạm quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam đối với các vùng biển của Việt Nam; vi phạm Thỏa thuận những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc ký tháng 10/2011; trái với tinh thần Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông và Tuyên bố cấp cao kỷ niệm 10 năm, làm cho tình hình Biển Đông thêm phức tạp.
Đê bảo vệ chủ quyền biển đảo, thanh niên, học sinh cần nghiên cứu và nhận thức sâu sắc về ý nghĩa thiêng liêng chủ quyền biến đảo và giá trị to lớn chủ quyền mà ông cha ta đã đổ xương máu để xây dựng; về lịch sử Việt Nam đặc biệt là lịch sử địa lý liên quan đến chủ quyền biển đảo, về lịch sử hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa... tìm hiểu rõ chính sách ngoại giao nhất quán của Đảng
và Nhà nước ta về vấn đề biển Đông cũng như nội dung của luật pháp, chế độ pháp lý của các vùng biển theo Công ước Liên hợp quốc về Luật biển 1982.
Thanh niên cần hưởng ứng tích cực các diễn đàn hợp pháp trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên internet, khẳng định chủ quyền biển đào của Việt Nam trên các diễn đàn, đồng thời kịch liệt lên án và đấu tranh tham gia ngăn chặn các hành vi xâm phạm chủ quyền biển đảo Việt Nam.
Thanh niên phải là hậu thuẫn, là cho dựa tình cảm vững chắc của những người lính biển đảo, bằng những việc làm thiết thực như gửi thư đến các lính Hải đảo để chia sẻ động viên và tiếp sức cho các anh thêm nghị lực để trông giữ biển đảo.
Điều quan trọng nữa là không ngừng tu dưỡng phẩm chất người Việt Nam mới, tích cực tham gia xây dựng đất nước giàu mạnh, có định hướng lý tưởng yêu nước và đoàn kết thì chúng ta sẽ kết nối khối sức mạnh lớn đủ sức bảo vệ chủ quyền biển đảo. Bên cạnh đó sẵn sàng chuẩn bị tinh thần tham gia trực tiếp vào công cuộc giữ gìn biển đảo quê hương bằng tất cả những gì mình có thể.
Biển đảo Việt Nam là một phần lãnh thổ thiêng liêng không thể tách rời của Tổ quốc được cha ông truyền lại. Trách nhiệm của tuổi trẻ nói riêng là ra sức gìn giữ toàn vẹn phần lãnh thổ này như lời Bác Hồ năm xưa đã dặn "các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ nước".
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAP247