Trang chủ Ngữ văn Lớp 7 “Tiếng suối trong như tiếng hát xa Trăng lồng cổ...

“Tiếng suối trong như tiếng hát xa Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa” -Chỉ ra các biện pháp nghệ thuật được tác giả sử dụng trong hai câu thơ trên và nêu giá trị

Câu hỏi :

“Tiếng suối trong như tiếng hát xa Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa” -Chỉ ra các biện pháp nghệ thuật được tác giả sử dụng trong hai câu thơ trên và nêu giá trị?

Lời giải 1 :

CẢ BÀI NÀY MK KO SAO CHÉP TRÊN MẠNG ĐÂU MK XIN THỀ, CẢ BAFI NÀY LÀ MK ĐC CÔ GIÁO CHO CHÉP VÀO VỞ ẤY MÀ 

BN CỨ LÀM NHƯ MK NẮM CHẮC ĐIỂM CAO CỨ YÊN TÂM

CHO MK CÂU TRẢ LỜI HAY NHẤT MẤT CÔNG MK LÀM CHO BN CẢ TỐI `☺☺☺`

Biện pháp nghệ thuật được sử dụng là điệp ngữ và so sánh

tác dụng (hay hiệu quả nghệ thuật cx được): (thường viết bằng 1 đoạn văn khoảng 3-5 câu, cô giáo mk bảo làm vậy mới thi được vào cấp 3 vì đề cấp 3 chắc chắn sẽ rơi vào những phần như thế nào nên cứ làm theo mk nha)

                                               bài làm về tác dụng của biện pháp điệp ngữ

2 câu thơ trích trong văn bản 'Cảnh khuya' của Hồ Chí Minh. Đoạn thơ miêu tả cảnh khuya ở rừng Việt Bắc. Trong 2 câu thơ, tác giả đã sử dụng thành công hình ảnh điệp ngữ "lồng". Điệp ngữ "lồng" gợi ra 1 bức tranh 1 đêm trăng trong rừng Việt Bắc có nhiều tầng lớp, đường nét, hình khối và lung linh ánh sáng, bức tranh có ánh trăng từ trên cao tỏa xuống toàn bộ không gian, lồng vào vòm cây, đậm nét dáng hình vòm cây cổ thụ vươn cao, tỏa rộng mọi phía, lấp loáng dưới ánh trăng, có bóng lá, bóng cây, bóng trăng lồng vào khóm hoa, in lên trên mặt đất thành những hình như trăm nghìn bông hoa được thêu dệt . Trong bức tranh chỉ có 2 gang màu sáng và tối, đen và trắng mà tạo nên vẻ lung linh, chập chờn lại ấm áp, hòa hợp lại quấn quít. Đồng thời thể hiện tình yêu trăng yêu thiên nhiên của Bác

                                              bài làm về tác dụng của biện pháp so sánh

2 câu thơ trích trong Văn bản cảnh khuya của HCM, đoạn thơ đã miêu tả cảnh khuya ở rừng Việt Bắc, tác giả đã sử dụng hình ảnh so sánh “Tiếng suối trong như tiếng hát xa". Qua hình ảnh so sánh, "tiếng suối" so sánh với "tiếng hát xa" làm cho "tiếng suối" trở nên sinh động, ngọt ngào  , nhẹ như tiếng hát, như ru người đi vào giấc ngủ trong đêm khuya tĩnh lặng. Qua đó đã thể hiện tình yêu của Bác trong đêm khuya vắng.

Thảo luận

Lời giải 2 :

Biện pháp nghệ thuật đucợ tác giả sử dụng trong 2 câu thơ trên là : so sánh , điệp từ lồng vs hình ảnh

- So sánh :
Bác so sánh tiếng suối vs tiếng hát xa : tiếng suối như tiếng hát có tác dụng khắc họa âm thanh tiếng suối trong đêm khuya, gợi không gian tĩnh lặng; cách so sánh hiện đại mà độc đáo khiến cảnh rừng khuya không lạnh lẽo mà trở nên có sức sống và ấm áp tình người. 

- Điệp từ lồng vs hình ảnh : trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa gợi cảnh đẹp thơ mộng, huyền ảo. Tái hiện một đêm trăng rất sáng và  diễn tả rất sinh động sự hòa hợp giữa cây và hoa tạo nên một bức tranh có đường nét, hình khối, tầng bậc… 

ctlhn vs ak

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 7

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247