Trang chủ Ngữ văn Lớp 7 “Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý....

“Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong

Câu hỏi :

“Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công cuộc yêu nước, công việc kháng chiến.” Câu 1: Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? Câu 2: Nêu phương thức biểu đạt chính của đoạn trích? Câu 3: Xác định câu mang luận điểm của đoạn trích. Câu 4: Trong ba câu đầu của đoạn văn, tác giả sử dụng biện pháp tu từ gì? Nêu tác dụng của biện pháp tu từ ấy. Câu 5: Tìm các câu rút gọn có trong đoạn trích và cho biết thành phần nào được rút gọn.

Lời giải 1 :

Câu 1:

- Đoạn văn trên được trích từ văn bản: "Tinh thần yêu nước của nhân dân ta"

- Tác giả: Hồ Chí Minh

Câu 2: PTBĐ chính: Nghị luận.

Câu 3: Câu văn mang luận điểm: "Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày."

Câu 4: Trong ba câu đầu của đoạn văn, tác giả sử dụng biện pháp tu từ so sánh: "Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý".

$\Rightarrow$ Tác dụng: Hình ảnh so sánh tinh tế, độc đáo đã góp phần giúp người đọc hình dung rõ rệt hai trạng thái của tinh thần yêu nước.

Câu 5: Câu rút gọn:

- Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy.

- Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm.

- Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công cuộc yêu nước, công việc kháng chiến.

$\Rightarrow$ Rút gọn thành phần chủ ngữ.

Thảo luận

Lời giải 2 :

Câu `1`:

`-` Đoạn văn trên được trích từ văn bản: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta.

`-` Tác giả: Hồ Chí Minh.

Câu `2`: Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận.

Câu `3`: Câu mang luận điểm chính: Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày.

Câu `4`: Trong ba câu đầu của đoạn văn, tác giả sử dụng biện pháp tu từ so sánh:

Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý."

$\rightarrow$ Tác dụng: Nhấn mạnh, khẳng định tinh thần yêu nước là một truyền thống quý báu của dân tộc.

Câu `5`: Câu rút gọn:

`-` Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy.

`-` Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm.

`-` Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công cuộc yêu nước, công việc kháng chiến.

$\rightarrow$ Thành phần rút gọn: Chủ ngữ

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 7

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247