Trang chủ Ngữ văn Lớp 7 Bài 1: Đọc đoạn trích và trả lời câu hỏi:...

Bài 1: Đọc đoạn trích và trả lời câu hỏi: “Bác suốt đời làm việc, suốt ngày làm việc, từ việc rất lớn: việc cứu nước, cứu dân đến việc rất nhỏ, trồng câ

Câu hỏi :

Bài 1: Đọc đoạn trích và trả lời câu hỏi: “Bác suốt đời làm việc, suốt ngày làm việc, từ việc rất lớn: việc cứu nước, cứu dân đến việc rất nhỏ, trồng cây trong vườn, viết một bức thư cho một đồng chí, nói chuyện với các cháu miền Nam, đi thăm nhà tập thể của công nhân, từ nơi làm việc đến phòng ngủ, nhà ăn...Trong đời sống của mình, việc gì Bác tự làm được thì không cần người giúp, cho nên bên cạnh Bác người giúp việc và phục vụ có thể đếm trên đầu ngón tay, và Bác đã đặt cho số đồng chí đó những cái tên mà gộp lại là ý chí chiến đấu và chiến thắng: Trường, Kì, Kháng, Chiến, Nhất, Định, Thắng, Lợi!” (Trích Đức tính giản dị của Bác Hồ- Phạm Văn Đồng, Ngữ văn 7, tập 2, trang 53, NXB Giáo dục Việt Nam - 2013) Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên. Câu 2. Xác định biện pháp tu từ liệt kê trong câu dưới đây: Bác suốt đời làm việc, suốt ngày làm việc, từ việc rất lớn: Việc cứu nước, cứu dân đến việc rất nhỏ, trồng cây trong vườn, viết một bức thư cho một đồng chí, nói chuyện với các cháu miền Nam, đi thăm nhà tập thể của công nhân, từ nơi làm việc đến phòng ngủ, nhà ăn... Câu 3. Nêu nội dung chính của đoạn văn? Câu 4. Qua đoạn văn trên, em rút ra bài học gì cho bản thân? Câu 5. Từ nội dung đoạn văn phần Đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn (từ 5 đến 7 câu) trình bày suy nghĩ của em về đức tính giản dị. Bài tập 2: Theo Hoài Thanh, nguồn gốc cốt yếu của văn chương là gì? Hãy chú ý đến nghĩa của hai từ cốt yếu (chính, quan trọng nhất nhưng chưa phải là tất cả) và đọc bốn dòng đầu của văn bản để tìm ý trả lời.

Lời giải 1 :

Câu 1: nghị luận

Câu 2: 

Việc cứu nước, cứu dân đến việc rất nhỏ, trồng cây trong vườn, viết một bức thư cho một đồng chí, nói chuyện với các cháu miền Nam, đi thăm nhà tập thể của công nhân, từ nơi làm việc đến phòng ngủ, nhà ăn...

Câu 3: Đức tính giản dị của Bác được biểu hiện cụ thể qua cách sống và làm việc

Câu 4: 

Bài học em rút ra là phải giản dị ngay cả từ những việc tưởng chừng nhỏ nhất. Và sự giản dị không phải điều khó khăn mà là điều ai cũng có thể học tập, trau dồi mình. 

Câu 5:

Đức tính giản dị là một đức tính tốt và vô cùng cần thiết với mỗi người. Giản dị là không xa hoa, lãng phí, là biết đâu là phù hợp với mình. Khi chúng ta giản dị, chúng ta sẽ thấy cuộc sống không hỗn độn, phức tạp mà rất đơn giản, nhẹ nhàng. Sự giản dị cũng là một chiếc chìa khóa giúp kết nối tinh thần giữa con người với con người với nhau trong cuộc sống. Giản dị là lối sống đẹp giúp ta nhận được yêu quý từ mọi người xugn quanh và chúng ta cần không ngừng lan tỏa sự giản dị ấy đến với mọi người. 

Bài tập 2: NGuồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật, muôn loài

Thảo luận

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 7

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247