c. Phân tích ý ạ
* Cảnh thiên nhiên:
- Đoàn thuyền đánh cá ra khơi trong một thời điểm khá đặc biệt: lúc hoàng hôn.
- Cảnh mặt trời lặn được nhà thơ miêu tả thật độc đáo và ấn tượng “Mặt trời xuống biển như hòn lửa”
- Vầng mặt trời rực rỡ được so sánh với hòn lửa - một quả cầu lửa đỏ rực, khổng lồ chìm vào đáy nước dại dương. Biển cả bao la như nồng ấm hẳn lên. Không gian mở ra kì vĩ, cảnh hoàng hôn trên biển hiện lên thật rực rỡ, huy hoàng, tráng lệ.
- Cảnh biển vào đêm được miêu tả bằng những liên tưởng, tưởng tượng, nghệ thuật nhân hóa, ẩn dụ và bút pháp khoa trương, phóng đại: “Sóng đã cài then, đêm sập cửa”
- Vũ trụ được hình dung như một ngôi nhà lớn với màn đêm buông xuống là tấm cửa khổng lồ, những lượn sóng nhấp nhô là then cài cửa. Biển đêm thật kì vĩ, huyền bí.
- Hình ảnh thơ vừa gợi được sự biến chuyển kì diệu của thiên nhiên vừa kéo thiên nhiên về gần gũi với con người. Biển đêm mênh mông như một ngôi nhà rộng lớn, bao la, thân quen, gần gũi, ấm áp và thật bình yên đối với người dân chài lưới
- Một ngày đã khép lại, biển khơi bắt đầu đi vào trạng thái tĩnh lặng, nghỉ ngơi, thư giãn. Nhưng đó cũng là thời điểm mở ra một hành trình mới.
*Hình ảnh con người lao động:
- Đối lập với trạng thái nghỉ ngơi của thiên nhiên vũ trụ, lúc này hoạt động của con người bắt đầu sôi động nơi biển khơi. Những người dân chài lưới bắt đầu một hành trình ra khơi trong không khí làm ăn tập thể.
“Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi
Câu hát căng buồm cùng gió khơi”
- Hình ảnh đoàn thuyền “lại ra khơi” gợi nhịp sống lao động bình yên của đời thường.
+ “Đoàn thuyền” chứ không phải một con thuyền lẻ loi, đơn chiếc. Đó là biểu hiện sức mạnh mới của một cuộc đời đổi thay, một nhịp sống làm ăn tập thể đang diễn ra hào hứng trên miền Bắc xã hội chủ nghĩa
+Chữ “lại” trong câu thơ cho ta hiểu đây là công việc, là hoạt động hàng ngày, thường xuyên, đã trở thành một nếp sống quen thuộc của những người ngư dân yêu nghề, yêu biển. Với một đất nước vừa trải qua bao năm tháng chiến tranh gian khổ, khốc liệt, nhịp điệu ấy ẩn chứa niềm vui, hạnh phúc của cuộc sống thanh bình. Cho nên, hành trình lao động được khởi đầu bằng khúc hát phơi phới niềm tin.
- “Câu hát căng buồm cùng gió khơi” là hình ảnh ẩn dụ kết hợp với nghệ thuật khoa trương, cách nói giàu liên tưởng. Tác giả tạo ra một hình ảnh khỏe, lạ mà thật sự gắn kết ba sự vật hiện tượng: cánh buồm, gió khơi và câu hát.
- Câu hát là niềm vui, sự phấn chấn của người đi biển như đã có sức mạnh vật chất để cùng với ngọn gió làm căng cánh buồm đưa đoàn thuyền lướt sóng ra khơi.
- Ta còn thấy được khí thế hồ hởi, khẩn trương và lòng nhiệt tình của người lao động trong buổi xuất quân chinh phục biển cả - họ không quản ngày đêm làm giàu cho quê hương, đất nước. Trong câu hát chứa đựng niềm lạc quan, tin tưởng và hi vọng của người dân chài lưới.
d.
-Câu thơ khác:
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
-Bài thơ: Viếng Lăng Bác
-Tác giả: Viễn Phương
Câu 1:
Bạn tham khảo !!!
Câu 2:
Viếng lăng Bác của Viễn Phương
"Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ"
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAP247