Trang chủ Ngữ văn Lớp 9 Hãy viết bài văn thuyết minh về Truyện Kiều của...

Hãy viết bài văn thuyết minh về Truyện Kiều của Nguyễn Du và trình bày ngắn gọn những sáng tạo nổi bật của tác giả thể hiện trong kiệt tác Truyện Kiều so với K

Câu hỏi :

Hãy viết bài văn thuyết minh về Truyện Kiều của Nguyễn Du và trình bày ngắn gọn những sáng tạo nổi bật của tác giả thể hiện trong kiệt tác Truyện Kiều so với Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân (khoảng 800 từ).

Lời giải 1 :

Nguyễn Du là nhà thơ trung đại  nổi tiếng gắn liền với tên tuổi của ông là nhiều tác phẩm đặc sắc .Nhưng có lẽ nổi tiếng và ấn tượng nhất là tác phẩm ''Truyện Kiều''.

   Nguyễn Du (1765-1820) . Tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên . Quê ở làng Tiên Điền , huyện Nghi Xuân , tỉnh Hà Tỉnh . Ông sinh ra trong một gia đình đại quý tộc nhiều đời làm quan và có một sự nghiệp văn chướng đồ sộ. Các tác phẩm của ông thành công trên cả hai lĩnh vực chữ hán và chữ nôm. Bất hủ trong số đó là tác phẩm Truyện Kiều . Nguyễn Du sống ở cuối thế khỉ 18 đầu thế kỉ 19 là thời kì xã hội phong kiến khủng hoảng trầm trọng ., các  giai cấp tranh dành quyền lực chém giết lẫn nhau . nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra tiêu biểu trong số đó là cuộc khởi nghĩa Tây Sơn .lật đổ triều đình nhà lê, nguyễn và 20 vạn quân thanh . Sau khi Lê Lợi lên ngỗi , nguyễn du chajy6 theo nguyễn ánh và phải trải qua cuộc sống 10 năm gió bụi . cũng chính thời gian này ông đã trau dồi cho mk nhiều vốn ngôn ngữ dân gian và đó cũng là chìa khóa giúp tjao nên sự thành công của tác  phẩm truyện kiều . Truyện kiều là 1 bài thơ chữ nôm dài 3254 câu được viết dứ trên tác phẩm kim vân kiều truyện của thanh tâm tài nhân nhưng có sự sang tạo vượt trội và thành công vượt trội so với nguyên tác  

      Truyện Kiều là tác phẩm thơ tự sự kể về Thúy Kiều, nhân vật chính trong Truyện Kiều, một cô gái tài sắc vẹn toàn, có tâm hồn cao thượng. Nhận dịp du xuân, nàng gặp Kim Trọng, một thanh niên hào hoa phong nhã. Hai người yêu nhau và cùng nhau thề nguyền thủy chung. Nhưng tai họa bất ngờ ập đến với Kiều. Gia đình bị nạn. Kiều tự nguyện bán mình chuộc cha. Bị bọn Mã Giám Sinh và Tú Bà đưa vào lầu xanh. Kiều định tự tử để thoát khỏi cảnh ô nhục nhưng không được. Sau lần mắc mưu Sở Khanh đi trốn bị bắt lại, bị đánh đập tàn nhẫn, nàng đành chịu tiếp khách. Ít lâu sau, Kiều được Thúc Sinh - một kẻ giàu có say mê nàng, chuộc nàng về làm vợ lẽ. Nhưng chưa được một năm Kiều lại bị Hoạn Thư, vợ cả của Thúc Sinh, bày mưu bắt về hành hạ. Nàng bị bắt làm con ở hầu rượu gãy đàn mua vui cho vợ chồng ả. Khổ nhục quá, Kiều bỏ trốn khỏi nhà Hoạn Thư nhưng lại lọt vào một lầu xanh khác. Ở đây, nàng gặp Từ Hải và trở thành vợ người anh hùng này. Phất cờ khởi nghĩa, hùng cứ một phương, Từ Hải giúp Kiều báo ân báo oán. Nhưng cũng chẳng bao lâu, Kiều bị mắc lừa Hồ Tôn Hiến, nàng khuyên Từ Hải ra hàng phục triều đình, Từ Hải bị phản bội và chết đứng. Kiều bị làm nhục và bị ép gả cho một viên thổ quan. Đau xót và tủi nhục, nàng đã tự tử ở sông Tiền Đường nhưng lại được sư Giác Duyên cứu sống. Kim Trọng và gia đình Thúy Kiều đi tìm. Sau mười lăm năm trời lưu lạc, Kiều trở lại sum họp với gia đình. Nàng từ chối không chắp nối mối duyên xưa cùng Kim Trọng mà họ trở thành bạn bè để giữ tình cảm cho được trong sáng và đẹp đẽ.

         Truyện thành công về cả giá trị nội dung và giá trị nhệ thuật .Đó là giá trị tố cáo hiện thực, lêu án xã hội phong kiến thối nát, những thế lực hắc ám tàn bạo, dã man đã chà đạp lên quyền sống và hạnh phúc con người như bọn quan lại tham ô thối nát, bọn buôn thịt bán người, bọn ma cô lưu manh tàn ác; lên án mặt trái của đồng tiền hôi tanh…Giá trị nhân đạo của truyện thể hiện ở việc xót thương cho nỗi đau khổ của con người tài sắc bị dập vùi, nói lên ước mơ về hạnh phúc, tự do và công bằng, đề cao quyền sống của con người…Nguyễn Du còn thể hiện nghệ thuật xây dựng nhân vật đặc sắc, tạo ra những mẫu người với những tính cách tiêu biểu cho cái đẹp, cái xấu, cái thiệu, cái ác… trong xã hội phong kiến suy tàn, thôi nát. Bên cạnh đó là nghe thuật tự sự hấp dẫn, cảm động, tạo ra những tình huống, những bi kịch. Lúc miêu tả, lúc tả cảnh ngụ tình, lúc đôi thoại, câu chuyện về nàng Kiều diễn biến qua trên ba nghìn câu thơ liền mạch.Về nghệ thuật , tác phẩm là sự kết tinh thành tựu văn học dân tộc trên phương diện ngôn ngữ và thể loại  . Với truyện kiều ngôn ngữ văn học dân tộc và thể thơ lục bát đạt đến trình đỉnh cao rực rỡ . Nghệ thuật đã có bước phát triển vượt bậc từ nghệ thuật dẫn truyện đến nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật . 

      So với Kim Vân Kiều Truyện thì Truyện Kiều đc ND sáng tạo thêm nhiều tình tiết nổi bật. nhà thơ đã bỏ đi khoảng 1/3 những chi tiết tromg Kim Vân Kiều truyện và đã thêm vào một số lượng cũng khá lớn, Nguyễn Du đã bỏ đi những chi tiết dài dòng, những đoạn miêu tả có tính chất tự nhiên chủ nghĩa, nhiều khi thô bỉ, có hại với mĩ cảm người đọc và không nhằm phục vụ chủ đề t ác phẩm. Đồng thờ nhà thơ thêm vào rất nhiều đoạn tả cảnh, tả tình nhắm nêu rõ tính cách và tâm trạng của nhân vật. Dường như hầu hết các cảnh thiên nhiên mĩ lệ trong truyện Kiều ào có được. Tác giả đã có những sáng tạo, biến hoá thật tài tình. Chẳng hạn Thuý Kiều của Nguyễn Du đa cảm, nồng nàn, nhưng vẫn đoan chính. Hai nét tính cách này đã tạo nên một nhân cách đáng yêu. Và đó cũng là vẻ đẹp truyền thống của phụ nữ Việt Nam. 

        Như một thiên tài ND đã xây dựng nên truyện kiều như một đóa hoa của nền văn học VN . truyện kiều có một sức sống lâu dài trong lòng người Việt vì đo là bản cáo trạng bằng thơ lên án xã hội pk xấu xa tàn bạo

Thảo luận

-- cảm ơn bn
-- xin ctlhn
-- là sao
-- câu trả lời hay nhất ý bn
-- vô nhóm mk ko bn
-- cs nhóm j vậy bn
-- vô trang cá nhân của mk r gửi lời tham gia là dc

Lời giải 2 :

DÀN Ý 

1. MỞ BÀI

- Giới thiệu tác gia Nguyễn Du: là đại thi hào dân tộc, là danh nhân văn hóa thế giới.
- Giới thiệu về Truyện Kiều và vị trí của nó trong đời sống tinh thần của dân tộc: là tác phẩm kinh điển của văn học Việt Nam

2. ThÂN BÀI

*  Giới thiệu về đại thi hào Nguyễn Du 

- Tên, hiệu, năm sinh năm mất: tên chữ là Tố Như, tên hiệu là Thanh Hiên, sinh năm Ất Dậu (1765), mất năm Canh Thìn (1820).

- Quê hương: quê cha ở Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh; quê mẹ ở Bắc Ninh, nhưng ông lại được sinh ra ở Thăng Long. 

- Gia đình: đại quý tộc, nhiều đời làm quan to, có truyền thống làm thơ văn

- Thời đại: sinh ra và lớn lên trong thời kì lịch sử đầy biến động của xã hội phong kiến.

- Cuộc đời: đầy bi kịch. Nhưng chính những cơ cực, vất vả đó đã hun đúc cho ông vốn sống quý giá, và sự am hiểu sâu sắc vốn văn hóa dân gian.

- Sự nghiệp văn học đồ sộ với những kiệt tác ở nhiều thể loại: thơ chữ Hán, thơ chữ Nôm. Thơ văn Nguyễn Du có giá trị hiện thực sâu sắc, phản ánh chân thực cuộc đời cơ cực của ông nói riêng, và xã hội đen tối, bất công nói chung.

* Giới thiệu Truyện Kiều

- Giới thiệu chung

+ Tên gọi: Đoạn trường tân thanh (Tiếng kêu mới đứt ruột).

+ Dung lượng: 3254 câu thơ lục bát.

+ Nguồn gốc: “Truyện Kiều” được sáng tác dựa theo cốt truyện “Kim Vân Kiều truyện” – tiểu thuyết chương hồi của Thanh Tâm Tài Nhân (Trung Quốc).

- Tóm tắt: chia làm 3 phần

Giá trị nội dung của Truyện Kiều

+ giá trị hiên thực

    Tố cáo tội ác của các thế lực đen tối trong xã hội cũ đã chà đạp lên con người, dồn họ vào bước đường cùng

    Tố cáo những con người lòng lang dạ sói trong xã hội xưa, lừa lọc, ức hiếp những só phận người phụ nữ

    lên án những tư tưởng coi thường và chà dạp lên số phận người phụ nữ

+ giá trị nhân đạo

   Thể hiện khát vọng về tình yêu tự do và ước mơ công lí.

    Đồng cảm và trân trọng người phụ nữ trong xã hội xưa

- Giá trị nghệ thuật của Truyện Kiều

- Giá trị nghệ thuật:

+ Nghệ thuật xây dựng nhân vật

+ Ngôn ngữ điêu luyện, giàu sức gợi tả gợi cảm

+ Giọng điệu cảm thương rất phù hợp với chủ nghĩa nhân đạo thống thiết của Nguyễn Du.

- Vị trí của Truyện Kiều

+ đối với nước nhà: trở thành biểu tượng văn chương của quốc gia

+đối với thế giới: Từ khi được sinh thành, Truyện Kiều đã được dịch ra hơn hai mươi thứ tiếng, có hàng ngàn những công trình lớn nhỏ nghiên cứu về nó và hàng ngàn những cuộc bút chiến xảy ra quanh nó. Tác phẩm đã đưa nền văn học dân tộc ra thế giới, chiếm một vị trí quan trọng trên diễn đàn quốc tế.
* sáng tạo của Truyện Kiều so với Kim Vân Kiều truyện

 - Về ngôn ngữ : Ngôn ngữ trong truyện Kiều không phải là do Nguyễn Du dịch từ tiếng trung hoa mà đó là ngôn ngữ của chính nhà thơ. Nguyễn Du đã vận dụng một cách kết hợp giữa ngôn ngữ bác học và ngôn ngữ bình dân một cách tài tình. -  Về thể loại : Nếu như Kim Vân Kiều truyện thuộc thể lạoi tiểu thuyết thì Truyện kiều thuộc thể loại truyện thơ. Nguyễn Du đã có công đưa thể thơ lục bát của dân tộc lên một đỉnh cao chói lọi.

- Về chi tiết :

+  Việc thêm bớt tình tiết :  nhà thơ đã bỏ đi khoảng 1/3 những chi tiết tromg Kim Vân Kiều truyện và đã thêm vào một số lượng cũng khá lớn, Nguyễn Du đã bỏ đi những chi tiết dài dòng, những đoạn miêu tả có tính chất tự nhiên chủ nghĩa, nhiều khi thô bỉ, có hại với mĩ cảm người đọc và không nhằm phục vụ chủ đề t ác phẩm. Đồng thờ nhà thơ thêm vào rất nhiều đoạn tả cảnh, tả tình nhắm nêu rõ tính cách và tâm trạng của nhân vật. Dường như hầu hết các cảnh thiên nhiên mĩ lệ trong truyện Kiều ào có được.

+  Việc biến đổi một số tình tiết :  Tác giả đã có những sáng tạo, biến hoá thật tài tình. Chẳng hạn Thuý Kiều của Nguyễn Du đa cảm, nồng nàn, nhưng vẫn đoan chính. Hai nét tính cách này đã tạo nên một nhân cách đáng yêu. Và đó cũng là vẻ đẹp truyền thống của phụ nữ Việt Nam. 
3. KẾT BÀI
Ca ngợi đại thi hào Nguyễn Du cùng kiệt tác Truyện Kiều
Khẳng định vai trò to lớn của Truyện Kiều trong sinh hoạt tinh thần của dân tộc.

#HOCTOTNHA

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 9

Lớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247