Trang chủ Hóa Học Lớp 9 a/ Tại sao CO2 được dùng để giập tắt đám...

a/ Tại sao CO2 được dùng để giập tắt đám cháy? b/ Viết phương trình phản ứng và giải thích các hiện tượng hóa học sau: - Trong tự nhiên có nhiều nguồn tạo ra H

Câu hỏi :

a/ Tại sao CO2 được dùng để giập tắt đám cháy? b/ Viết phương trình phản ứng và giải thích các hiện tượng hóa học sau: - Trong tự nhiên có nhiều nguồn tạo ra H2S nhưng lại không có sự tích tụ H2S trong không khí. - Trong phòng thí nghiệm, khi nhiệt kế thủy ngân bị vỡ người ta dùng bột lưu huỳnh rắc lên nhiệt kế bị vỡ. - Trong phòng thí nghiệm bị ô nhiễm khí Cl2, để khử độc người ta xịt vào không khí dung dịch NH3.

Lời giải 1 :

a/

Khí `CO2` nặng hơn không khí và không tác dụng với oxi nên nó có tác dụng ngăn không cho vật cháy tiếp xúc với không khí. Do đó `CO2` được dùng để giập tắt các đám cháy.

Tuy nhiên với các đám cháy có kim loại mạnh (ví dụ: Mg) thì không được giập lửa bằng `CO2` do sẽ làm các đám cháy trở nên nghiêm trọng hơn. Do:

  `2Mg + CO2  2MgO + C`

Cacbon sinh ra lại tiếp tục cháy:

  `C + O2  CO2`

b/

- Trong tự nhiên có nhiều nguồn tạo ra H2S nhưng lại không có sự tích tụ H2S trong không khí. Vì H2S phản ứng với O2 trong không khí ở điều kiện thường:

  `2H2S + O2 → 2S + 2H2O`

- Trong phòng thí nghiệm, khi nhiệt kế thủy ngân bị vỡ người ta dùng bột lưu huỳnh rắc lên nhiệt kế bị vỡ. Vì Hg rất độc, lại dễ bay hơi. Trong khi đó S có thể tác dụng với Hg ở điều kiện thường tạo ra HgS không bay hơi, giúp dễ xử lý hơn.

  `Hg + S → HgS`

- Trong phòng thí nghiệm bị ô nhiễm khí Cl2, để khử độc người ta xịt vào không khí dung dịch NH3. Do:

  `2NH_3 + 3Cl_2 → N_2 + 6HCl;`

  `NH_3 (k) + HCl (k) → NH_4Cl   \text{(tt)}`

Thảo luận

Lời giải 2 :

a.

-vì khí CO2 nặng hơn ko khí mà O2 và ko khí  sẽ duy trì sự cháy  nên ta dùng CO2 để ngăn  đám cháy tác dụng với khí O2 và ko khí

b.

-Trong tự nhiên có nhiều nguồn tạo ra H2S nhưng lại không có sự tích tụ H2S trong không khí vì trong ko khí có một phần lớn là khí O2,khí H2S sinh ra sẽ phản ứng với khí O2 ⇒ ko có sự tích tụ H2S trong ko khí

2H2S+O2→2S+2H2O

2H2S+3O2→2SO2+2H2O

-Trong phòng thí nghiệm, khi nhiệt kế thủy ngân bị vỡ người ta dùng bột lưu huỳnh rắc lên nhiệt kế bị vỡ vì thủy ngân rất độc và khó xử lí, khi ta rắc bột lưu huỳnh lên , Hg pứ với S trong đk thường sẽ dc chất rắn màu đen giúp ta dễ xử lí hơn

Hg+S→HgS↓

-Trong phòng thí nghiệm bị ô nhiễm khí Cl2, để khử độc người ta xịt vào không khí dung dịch NH3 vì sẽ xảy ra phản ứng tiêu hao lượng Clo giúp giảm ô nhiễm

2NH3+Cl2→N2+6HCl

HCl+NH3→NH4Cl

-------------------------Nguyễn Hoạt-----------------------

Bạn có biết?

Hóa học, một nhánh của khoa học tự nhiên, là ngành nghiên cứu về thành phần, cấu trúc, tính chất, và sự thay đổi của vật chất.Hóa học nói về các nguyên tố, hợp chất, nguyên tử, phân tử, và các phản ứng hóa học xảy ra giữa những thành phần đó.Hóa học đôi khi được gọi là "khoa học trung tâm" vì nó là cầu nối các ngành khoa học tự nhiên khác như vật lý học, địa chất học và sinh học.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự 9

Lớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247