Trang chủ Lịch Sử Lớp 9 Chủ trương của ta trong đối sách với quân Pháp...

Chủ trương của ta trong đối sách với quân Pháp và quân Tưởng. Chỉ ra sự khác nhau trong đối sách với Pháp và Tưởng câu hỏi 4015522 - hoctapsgk.com

Câu hỏi :

Chủ trương của ta trong đối sách với quân Pháp và quân Tưởng. Chỉ ra sự khác nhau trong đối sách với Pháp và Tưởng

Lời giải 1 :

Chủ trương:

+ Trước 6/3/1946: ta chủ trương hứa với quân Tưởng ở miền Bắc để tập trung lực lượng chống Pháp ở miền Nam.

+ Sau ngày 6/3/1946: ta chủ trương hòa với Pháp để đuổi nhanh quân Tưởng, tranh thủ thời gian để chuẩn bị kháng chiến lâu dài. Chủ chương này của ta được thể hiện việc ta ký Hiệp định sơ bô ngày 6/3/1946 và tạm ước 14/9/1946.

Sự khác nhau :

- Đối với Pháp: Mượn tay Pháp nhanh chóng đuổi 20 vạn quân Tưởng về nước, tránh được một cuộc chiến đấu bất lợi vì cùng một lúc phải chống nhiều kẻ thù, tranh thủ thời gian chuẩn bị lực lượng cho cuộc kháng chiến sau này.

- Đối với Tưởng:Chủ trương của ta là hòa hoãn, nhân nhượng (có nguyên tắc) đối với quân Tưởng và tay sai về những quyền lợi chính trị, kinh tế...

$Nguyet$

Thảo luận

Lời giải 2 :

 Khi bước vào cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp xâm lược, đồng thời phải thường xuyên phải đối phó với sự chống trả điên cuồng của quân Tưởng cùng bọn tay sai, nhưng Đảng ta vẫn kiên trì cuộc đấu tranh để đạt tới hòa hoãn. Ta hoà hoãn với Tưởng và bọn tay sai ở phía Bắc, đồng thời đẩy mạnh kháng chiến chống Pháp ở phía Nam. Để đạt được hòa hoãn với quân Tưởng, ta phải nhân nhượng nhiều điều, trong đó có điều quan trọng như Đảng phải tuyên bố tự giải tán, phải cho bọn Việt quốc, Việt cách tham gia chính quyền cách mạng…Những nhân nhượng đó đã gây ra những khó khăn, phức tạp mới và là những điều ta không muốn. Nhưng trước tình thế sống còn của độc lập dân tộc, của chính quyền cách mạng, thì sự nhân nhượng cùng những biện pháp đấu tranh khác để đạt tới hòa hoãn là điều cần thiết, là sự đúng đắn của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Hòa với Tưởng, ta phá được âm mưu của chúng định dùng vũ lực lật đổ chính quyền cách mạng, lập chính quyền của bọn tay sai. Việc cho bọn tay sai Tưởng tham gia chính quyền nhà nước vừa phá được luận điệu tuyên truyền “Việt Minh, cộng sản độc quyền”, phá được sức ép đòi Chính phủ ta phải từ chức, chúng cũng không thực hiện được ý đồ phá hoại, tiến tới giành chính quyền bằng biện pháp chính trị, ngoại giao. Trái lại, bọn phản động hoàn toàn bất lực, tự lột mặt nạ trước nhân dân và trốn chạy theo đế quốc. Chính quyền cách mạng không hề thay đổi về tính chất và ngày càng được cũng cố. Đảng Cộng sản Đông Dương ra thông báo tự ý giải tán là vì yêu cầu của tình thế và là một sách lược nhân nhượng để đạt tới hòa hoãn. Thực chất là Đảng rút vào hoạt động bí mật, vẫn tiếp tục phát triển củng cố, vẫn lãnh đạo cách mạng, lãnh đạo chính quyền.

Bạn có biết?

Lịch sử là môn khoa học nghiên cứu về quá khứ, đặc biệt là những sự kiện liên quan đến con người. Đây là thuật ngữ chung có liên quan đến các sự kiện trong quá khứ cũng như những ghi nhớ, phát hiện, thu thập, tổ chức, trình bày, giải thích và thông tin về những sự kiện này. Những học giả viết về lịch sử được gọi là nhà sử học. Các sự kiện xảy ra trước khi được ghi chép lại được coi là thời tiền sử.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự 9

Lớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247