1. Nguyên nhân:
Khách quan: Thời cơ thuận lợi đã tiến đến : CTTG II ở thời điểm kết thúc, tháng 5/1945 phát xít Đức bị tiêu diệt: Tháng 8/1945 Liên Xô tiến công làm tan rã một triệu quân Quan Đông của Nhật, ngày 14/8 chính phủ Nhật tuyên bố đầu hàng. Phát xít Nhật ở Đông Dương hoang mang.
+ Chủ quan: Lực lượng cách mạng đã đủ mạmh để nổi dậy khởi nghĩa, giành thắng lợi. Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Mặt trận Việt Minh - Cao trào kháng Nhật cứu nước đã phát triển mạnh mẽ nhất là từ sau cuộc đảo chính Nhật - Pháp, lực lượng cách mạng lớn mạnh, khi thời cơ đến Đảng đã kịp thời phát động Tổng khởi nghĩa toàn quốc.
2. Diễn biến:
Từ ngày 13 đến ngày 15/8/1945, Hội nghị toàn quốc của Đảng họp quyết định chủ trương phát động Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong toàn quốc; thành lập Uỷ ban khởi nghĩa; ra Quân lệnh số 1....
Ngày 16/8 Đại hội quốc dân Tân Trào đã tán thành quýet định tổng khởi nghĩa, thông qua 10 chính sách của Việt minh, lập uỷ ban dân tộc giải phóng do Hồ Chí Minh đứng đầu.
+ Hưởng ứng lệnh tổng khởi nghĩa cuả Đảng và lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân dân cả nước đã nhất tề đứng lên khởi nghĩa. Ở các tỉnh xa chưa nhận được lệnh tổng khởi nghĩa, nhưng thấm nhuần chỉ thị "Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta" căn cứ vào tình hình thực tế ở địa phương, các cấp uỷ Đảng và Ban Việt Minh đã chủ động kịp thời phát động nhân dân nổi dậy.
+ Từ ngày 14/8 đến ngày 18/8, nhiều xã, huyện thuộc phần lớn các tỉnh ở Bắc Kỳ, một số tỉnh ở Trung Kỳ và Nam Kỳ đã nối tiếp nhau chớp thời cơ đứng lên giành chính quyền.
+ Ngày 16/8/1945, một đơn vị giải phóng quân do đồng chí Võ Nguyên Giáp chỉ huy xuất phát từ Tân Trào tiến về thị xã Thái Nguyên. Quân giải phóng chiếm nhiều vị trí, bao vây và tiến công quân Nhật trong thị xã.
+ Tại Hà Nội, ngày 15/8/1945, Uỷ ban quân sự cách mạng Hà Nội (tức Uỷ ban khởi nghĩa) đã được thành lập. Uỷ ban đã khẩn trương hoàn thành kế hoạch khởi nghĩa. Quần chúng ở nội ngoại thành đã sẵn sàng xuống đường. Chính quyền bù nhìn rệu rã đến cực điểm. Khâm sai Bắc Kỳ đã bỏ nhiệm sở ở Hà Nội. Điều kiện khởi nghĩa ở Hà Nội đã chín muồi. Ngày 18/8, Uỷ ban quân sự cách mạng đã lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa giành chính quyền. Ngày 19/8, hàng chục vạn nhân dân nội, ngoại thành với khí thế cách mạng sục sôi xuống đường biểu dương lực lượng. Cuộc biểu tình thị uy nhanh chóng biến thành khởi nghĩa giành chính quyền. Quần chúng lần lượt chiếm Phủ khâm sai Bắc Kỳ. Sở mật thám, Sở cảnh sát Trung ương, Sở bưu điện, Trại bảo an binh. Hơn 1 vạn quân Nhật không dám chống cự.Cuộc khởi nghĩa ở Hà Nội thắng lợi đã cổ vũ các địa phương trong cả nước.
+ Tại Huế, cuộc khởi nghĩa giành chính quyền đã nổ ra ngày 23/8. Hàng chục vạn nhân dân nội thành đã biểu tình thị uy, chiếm các công sở. Chiều 30/8, trước cuộc mít tinh của hàng vạn nhân dân tham dự tại Ngọ Môn, Bảo Đại đã nộp ấn kiếm cho phái đoàn Chính phủ Trung ương lâm thời.
Chế độ phong kiến mục nát đã sụp đổ
+ ở Sài Gòn, sáng 25/8 quần chúng tràn xuống đường phố chiếm Sở cảnh sát, Nhà ga, Bưu điện, Nhà máy điện, giành toàn bộ chính quyền Thắng lợi ở Sài Gòn có ảnh hưởng quyết định đối với cuộc khởi nghĩa ở Nam Kỳ.
+ Tiếp đó lực lượng khởi nghĩa lần lượt giành chính quyền ở các tỉnh Hồng Gai, Sơn La, Cần THơ (26/8), Rạch Giá (27/8) Hà Tiên, Đồng Nai Thượng (28/8).
+ Ngày 2/9/1945 tại Quảng trường Ba Đình lịch sử, Hồ Chí Minh thay mặt chính phủ lâm thời, đọc bản Tuyên ngôn độc lập, Khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, đánh dấu Cách mạng Tháng Tám hoàn toàn thắng lợi.
3. Ý nghĩa lịch sử
Đối với dân tộc
+ Cách mạng Tháng Tám 1945 là một sự kiện vĩ đại trong lịch sử tiến hoá của dân tộc Việt Nam, đã phá tan xiềng xích nô lệ của phát xít Nhật trong 5năm, của thực dân Pháp trong hơn 80 năm; lật nhào chế độ quân chủ chuyên chế ngót chục thế kỷ ở nước ta lập ra nước Việt Nam dân chủ cộng hoà - nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở miền Đông Nam Á.
+ Sự kiện này đã đưa nước ta từ một nước thuộc địa, nửa phong kiến trở thành một nước độc lập, dân chủ cộng hoà, đưa dân ta từ người nô lệ trở thành người làm chủ đất nước, đưa Đảng ta từ một một Đảng bất hợp phát trở thành một Đảng cầm quyền trong cả nước.
+ Cách mạng tháng Tám đã mở ra một kỷ nguyên mới cho dân tộc ta - kỷ nguyên độc lập tự do và tiến lên chủ nghĩa xã hội, ghi thêm một trang oanh liệt nữa vào truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm anh hùng bất khuất của dân tộc ta.
Đối với thế giới
+ Cách mạng tháng Tám đã chọc thủng mắt xích đầu tiên và yếu nhất trong hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc, trước hết là đế quốc Pháp. Thắng lợi này đã đưa nước ta vào hàng ngũ các nước dân chủ nhân dân và chủ nghĩa xã hội trên thế giới.
+ Đó cũng là thắng lợi đầu tiên của một nước thuộc địa đất không rộng, người không đông, đã đứng lên tự giải phóng khỏi ách áp bức của bọn đế quốc thực dân.
+ Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám đã cổ vũ mạnh mẽ phong trào đấu tranh giải phóng dân tộcủa nhân dân các nước thuộc địa và phụ thuộc trên thế giới; đồng thời tạo điều kiện thúc đẩy cách mạng Lào và Căm Pu chia phát triển.
4. Nguyên nhân thắng lợi
+ Dân tộc Việt Nam vốn có truyền thống yêu nước, kiên cường bất khuất từ ngàn xưa. ách áp bức bóc lột tàn bạo của phát xít Nhật đã thúc đẩy nhân dân ta vùng dậy đấu tranh để đập tan xiềng xích nô lệ, giành lấy độc lập tự do. Vì vậy, khi Đảng cộng sản Đông Dương và Việt Minh giương cao ngọn cờ cứu nước thì mọi ngừời Việt Nam đã nhất tề hưởng ứng, nhất tề đứng dậy khởi nghĩa giành lấy chính quyền khi thời cơ chính muồi xuất hiện.
+ Đảng cộng sản Đông Dương đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh là người trực tiếp lãnh đạo và tổ chức Cách mạng Tháng Tám.
Đảng đã lãnh đạo nhân dân ta chuẩn bị lực lượng lâu dài, trải qua các cuộc diễn tập 1930 - 1931 và 1936 - 1939, đã động viên giác ngộ, tổ chức được các tầng lớp nhân dân, phát động được lực lượng to lớn của công nông, thực hiện được khối liên minh công nông vững chắc, trên cơ sở đó đã tập hợp được mọi lực lượng yêu nước trong mặt trận dân tộc thống nhất rộng rãi.
Đến khi Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, vấn đề giải phóng dân tộc đã được đặt ra một cách cấp bách, Đảng đã kịp thời chuyển hướng chỉ đạo chiến lược và phương pháp cách mạng, ra sức xây dựng lực lượng vũ trang, đẩy mạnh phong trào quần chúng ở cả nông thôn và đô thị, tiến lên chớp thời cơ lãnh đạo cuộc Tổng khởi nghĩa đập tan toàn bộ bộ máy thống trị của đế quốc và tay sai, lập chính quyền cách mạng trong cả nước.
+ Quân đội Nhật trên chiến trường Châu á - Thái Bình Dương bị Hồng quân Liên Xô và lực lượng Đồng minh đánh bại. Nhật hoàng đã đầu hàng Đồng minh (14/8/1945). Quân đội Nhật ở Đông Dương hoang mang tan rã đến cực độ. Bọn tay sau thân Nhật cũng bị tê liệt hoàn toàn. Đó là hoàn cảnh khách quan vô cùng thuận lợi để nhân dân ta vùng dậy giành độc lập tự do.
@BảoBadBoy
1. Nguyên nhân thắng lợi:
- Nguyên nhân chủ quan:
+ Truyền thống yêu nước nồng nàn, đấu tranh kiên cường, bất khuất của dân tộc cho độc lập, tự do.
+ Đường lối lãnh đạo đúng đắn của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại.
+ Quá trình chuẩn bị trong suốt 15 năm qua các phong trào cách mạng 1930 - 1935, 1936 - 1939, 1939 - 1945.
+ Trong những ngày Tổng khởi nghĩa toàn Đảng, toàn dân nhất trí, đồng lòng, không sợ hy sinh, gian khổ, quyết tâm giành độc lâp, tự do.
- Nguyên nhân khách quan: chiến thắng của Hồng quân Liên xô và quân Đồng minh đã cố vũ tinh thần và niềm tin cho nhân dân ta.
2. Ý nghĩa lịch sử:
- Đối với Việt Nam:
+ Mở ra bước ngoặt lớn trong lịch sử dân tộc, phá tan xiềng xích nô lệ của thực dân Pháp, ách thống trị của phát xít Nhật và lật đổ chế độ phong kiến bảo thủ.
+ Đánh dấu bước nhảy vọt của cách mạng Việt Nam, mở ra kỷ nguyên độc lập, tự do cho dân tộc.
+ Đảng Cộng sản Đông Dương trở thành đảng cầm quyền, chuẩn bị điều kiện tiên quyết cho những thắng lợi tiếp theo.
- Đối với thế giới:
+ Góp phần vào chiến thắng chủ nghĩa phát xít trong chiến thắng thế giới thứ hai, chọc thủng khâu yếu nhất trong hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc.
+ Cổ vũ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
Lịch sử là môn khoa học nghiên cứu về quá khứ, đặc biệt là những sự kiện liên quan đến con người. Đây là thuật ngữ chung có liên quan đến các sự kiện trong quá khứ cũng như những ghi nhớ, phát hiện, thu thập, tổ chức, trình bày, giải thích và thông tin về những sự kiện này. Những học giả viết về lịch sử được gọi là nhà sử học. Các sự kiện xảy ra trước khi được ghi chép lại được coi là thời tiền sử.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAP247