Trang chủ Ngữ văn Lớp 7 Câu 1: Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời...

Câu 1: Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi a, b, c: […] Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê

Câu hỏi :

Câu 1: Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi a, b, c: […] Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến. (Ngữ văn 7- tập 2, trang 25 NXB GD) a. Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn là gì? b. Trình bày ý nghĩa của văn bản có chứa đoạn văn trên. c. Xác định câu rút gọn có trong đoạn văn trên và cho biết tác giả sử dụng câu rút gọn như vậy có tác dụng gì Câu 2: Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi a, b, c: […] Có kẻ nói từ khi các thi sĩ ca tụng cảnh núi non, hoa cỏ, núi non, hoa cỏ trông mới đẹp; từ khi có người lấy tiếng chim kêu, tiếng suối chảy làm đề ngâm vịnh, tiếng chim, tiếng suối nghe mới hay. Lời ấy tưởng không có gì quá đáng. (Ngữ văn 7- tập 2, trang 61 NXB giáo dục) a. Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn là gì? b. Trình bày ý nghĩa của văn bản có chứa đoạn văn trên. c. Xác định câu rút gọn có trong đoạn văn trên và cho biết tác giả sử dụng câu rút gọn như vậy có tác dụng gì? Câu 3: Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi a, b, c: […] Giản dị trong đời sống, trong quan hệ với mọi người, trong tác phong, Hồ Chủ tịch cũng rất giản dị trong lời nói và bài viết, vì muốn cho quần chúng nhân dân hiểu được, nhớ được, làm được. Suy cho cùng, chân lí, những chân lí lớn của nhân dân ta cũng như của thời đại là giản dị: “Không có gì quý hơn độc lập tự do”, “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một, song có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lí ấy không bao giờ thay đổi”... Những chân lí giản dị mà sâu sắc đó lúc thâm nhập vào quả tim và bộ óc của hàng triệu con người đang chờ đợi nó, thì đó là sức mạnh vô địch, đó là chủ nghĩa anh hùng cách mạng. (Ngữ văn 7- tập 2, trang 53, 54 NXB giáo dục) a. Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn là gì? b. Trình bày ý nghĩa của văn bản có chứa đoạn văn trên. c. Xác định câu rút gọn có trong đoạn văn trên và cho biết tác giả sử dụng câu rút gọn như vậy có tác dụng gì?

Lời giải 1 :

a. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta, Hồ Chí Minh

PTBĐ chính: nghị luận

b Văn bản cho thấy tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong quá khứ, hiện tại và tương lai. Tác giả đưa ra trách nhiệm trong mỗi người để nâng cao tinh thần yêu nước ấy.

c. Câu rút gọn:

Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm.

Rút gọn chủ ngữ

Tác dụng: Thông tin nhanh, tránh lặp từ, làm câu gọn hơn

Câu 2: 

a. Đức tính giản dị của Bác Hồ, Phạm Văn Đồng, Nghị luận

b. Văn bản giúp ta hình dung về sự giản dị của Bác trên các phương diện, từ đó giúp con người có thể nhìn vào tấm gương Bác và học tập, noi theo Bác

c. 

“Không có gì quý hơn độc lập tự do”

Tác dụng: Thông tin nhanh, tránh lặp từ, làm câu gọn hơn

Thảo luận

Lời giải 2 :

[Câu trả lời]

Câu 1:

a. - Được trích từ văn bản: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta

- Tác giả: Hồ Chí Minh

- PTBĐ chính của đoạn văn: Nghị luận

b. Ý nghĩa: Thể hiện được tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong những trang lịch sử hào hùng của dân tộc, trong hôm nay và mai sau. Qua đó thể hiện được trách nhiệm và tinh thần của mỗi người dân Việt Nam cần làm gì để bảo vệ quê hương đất nước, xứng đáng với những gì ông cha đã làm cho chúng ta. 

c. Câu rút gọn:

- "Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. "

- "Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm."

- Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến."

→ Rút gọn chủ ngữ

⇒ Tác dụng: Làm cho câu văn ngắn gọn, súc tích, dễ hiểu

Câu 2:

a. - Được trích từ văn bản: Ý nghĩa văn chương

- Tác giả: Hoài Thanh

- PTBĐ chính của đoạn văn: Nghị luận

b. Ý nghĩa: Giải thích sự ra đời và ý nghĩa của văn chương

c. Câu rút gọn:

- "từ khi có người lấy tiếng chim kêu, tiếng suối chảy làm đề ngâm vịnh, tiếng chim, tiếng suối nghe mới hay."

→ Rút gọn Chủ ngữ

⇒ Tác dụng: Làm cho câu văn ngắn gọn, súc tích, dễ hiểu

Câu 3: 

a. - Được trích từ văn bản: Đức tính giản dị của bác Hồ

- Tác giả: Phạm Văn Đồng

- PTBĐ chính của đoạn văn: Nghị luận

b. Ý nghĩa: Giúp chúng ta hiểu rõ hơn về những đức tính giản dị của bác Hồ qua nhiều phương diện.  Từ đó chúng ta phải noi gương, học tập và làm thiếu những tính đẹp của Bác.

c. Câu rút gọn:

- "Suy cho cùng, chân lí, những chân lí lớn của nhân dân ta cũng như của thời đại là giản dị: “Không có gì quý hơn độc lập tự do”, “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một, song có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lí ấy không bao giờ thay đổi”..."

→ Rút gọn chủ ngữ

⇒ Tác dụng: Làm cho câu văn ngắn gọn, súc tích, dễ hiểu

`#`` Khánh`

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 7

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247