Cuộc kháng chiến của nhân dân Bắc Kì khi thực dân Pháp tiến đánh Bắc Kì lần thứ 2 đã diễn ra như thế nào
-Ở Hà Nội khi quân Pháp nổ súng đánh Thành ,nhân dân tự tay đốt nhà tạo thành bức tường lựa chặn giặc ,nhân dân phối hợp cùng quân triều đình đánh quân địch.
-Hàng nghìn người dân tụ tập thành đội ngũ ,gươm giáo chỉnh tề tại đình Quảng Văn chuẩn bị đánh giặc nhưng chưa kịp đánh thì thành đã mất .
-Nhân dân Hà Nội chiến đấu vô cùng quả cảm ,không bán lương thực cho Pháp ,xây dựng chiến hào ,đào lũy chặn đánh quân địch .
-Tại các địa phương quân dân tích cức đắp đập ,cắm kè trên sông ,hàm chông bẫy gai chống Pháp.
Nhận xét
-Tinh thần chiến đấu của nhân dân ta là vô cùng quả cảm ,kiên cường và bất khuất mang trong mình ngọn lửa yêu nước bất diệt ,họ sẵn sàng quyết tâm đánh thắng xông pha tiêu diệt quân thù ,bảo vệ tổ quốc.
@Luonyeuhoidap247
II. Thực dân Pháp tiến đánh Bắc Kì lần thứ hai. Cuộc kháng chiến ở Bắc Kì và Trung Kì trong những năm 1882-1884
1. Quân Pháp đánh chiếm Hà Nội và các tỉnh Bắc Kì lần thứ hai (1882 - 1883)
* Nguyên nhân:
- Từ những năm 70 của thế kỉ XX, nước Pháp chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa. Yêu cầu về thị trường, nguyên liệu, nhân công và lợi nhuận đặt ra cấp thiết => Thực dân Pháp ráo riết xúc tiến âm mưu xâm lược toàn bộ Việt Nam.
* Thủ đoạn:
- Phái gián điệp ra Bắc điều tra tình hình bố phòng của Việt Nam.
- Vu cáo triều đình nhà Nguyễn vi phạm Hiệp ước Giáp Tuất để lấy cớ kéo quân ra Bắc.
* Hành động xâm lược
- Ngày 03/04/1882, Đại tá Ri-vi-e đổ bộ lên Hà Nội.
- Ngày 25/4/1882, Pháp gửi tối hậu thư cho Hoàng Diệu, yêu cầu giao thành trong ba tiếng đồng hồ. Chưa hết hạn, quân Pháp đã nổ súng chiếm thành, sau đó chiếm mỏ than Hồng Gai, Quảng Yên, Nam Định.. Nhân dân Hà Nội và các tỉnh Bắc Kì kháng chiến
- Quan quân triều đình và Tổng đốc Hoàng Diệu anh dũng chiến đấu bảo vệ thành Hà Nội. Khi thành mất, Hoàng Diệu tự vẫn. Triều Nguyễn hoang mang, cầu cứu nhà Thanh.
- Nhân dân ta dũng cảm chiến đấu chống Pháp:
+ Các sĩ phu không tuân lệnh triều đình, tiếp tục tổ chức kháng chiến.
+ Quân dân ta tích cực chiến đấu, gây cho Pháp nhiều khó khăn, tiêu biểu là trận Cầu Giấy lần hai (19/05/1883), giết chết Ri-vi-e.
Nhận xét tịn thần nhân dân
Chiến thắng Cầu Giấy thể hiện rõ quyết tâm tiêu diệt giặc của nhân dân ta
Lịch sử là môn khoa học nghiên cứu về quá khứ, đặc biệt là những sự kiện liên quan đến con người. Đây là thuật ngữ chung có liên quan đến các sự kiện trong quá khứ cũng như những ghi nhớ, phát hiện, thu thập, tổ chức, trình bày, giải thích và thông tin về những sự kiện này. Những học giả viết về lịch sử được gọi là nhà sử học. Các sự kiện xảy ra trước khi được ghi chép lại được coi là thời tiền sử.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần, sang năm lại là năm cuối cấp áp lực lớn dần nhưng các em vẫn phải chú ý sức khỏe nhé!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAP247