Trang chủ Địa Lý Lớp 9 Hãy so sánh đặc điểm ngôn ngữ trang phục quần...

Hãy so sánh đặc điểm ngôn ngữ trang phục quần cư phong tục tập quán của người ê đê và người kinh? câu hỏi 1109062 - hoctapsgk.com

Câu hỏi :

Hãy so sánh đặc điểm ngôn ngữ trang phục quần cư phong tục tập quán của người ê đê và người kinh?

Lời giải 1 :

Ê đe:

Tên tự gọi: Ê Đê

Tên gọi khác: Anăk Ea Ðê, Ra Ðê (hay Rhađê), Ê-đê, Êgar, Ðê.

Nhóm địa phương: Kpă, Adham, Krung, Mđhur, Ktul, Dliê, Hruê, Bih, Blô, Kah, Kdrao, Dong Kay, Dong Mak, Ening, Arul, Hwing, Ktlê.

Số dân: 331.1941 (Tổng cục Thống kê năm 2009)

Ngôn ngữ và chữ viết: Tiếng nói thuộc nhóm ngôn ngữ Malayô-Pôlinêxia (ngữ hệ Nam Ðảo). Tiếng Ê Đê còn vay mượn vốn từ vựng có nguồn gốc từ Môn -Khmer và một số từ vựng tiếng Pháp

Thông thường họ dùng từ Dam (nghĩa là Chàng) để đệm cho Nam giới như Dam Sam, Dam Điêt, Dam Yi… và Hơbia (nghĩa là Nàng) để đệm cho Nữ giới như HơBia Blao, HơBia Ju, HơBia Jrah Jan.

Người Ê Đê cũng là tộc người duy nhất ở Việt Nam đặt tên theo cấu trúc Tên trước Họ sau, có thể là kết quả ảnh hưởng của văn hóa Pháp.

Người Ê Đê có kho tàng văn học truyền miệng phong phú: thần thoại, cổ tích, ca dao, tục ngữ, đặc biệt là các trường ca, sử thi (Khan nổi tiếng với Khan Đam San, Khan Đam Kteh M'lan),... Người Ê Đê yêu ca hát, thích tấu nhạc và thường có năng khiếu về lĩnh vực này. Nhạc cụ có cồng chiêng, trống,sáo, khèn, Gôc, Kni, đàn, Đinh Năm, Đinh Tuốc là các loại nhạc cụ phổ biến của người Êđê và được nhiều người yêu thích

Nguồn gốc lịch sử: Người Ê-đê là cư dân đã có mặt lâu đời ở miền Trung Tây Nguyên.

Nhà cửa

Người Ê Đê, trong sâu thẳm văn hóa chưa hề phai nhạt những hình ảnh bến nước và con thuyền thể hiện dấu vết hải đảo của nhóm tộc người nói tiếng Mã Lai - Đa Đảo..    

Nhà sàn Ê Đê có hình con thuyền dài, cửa chính mở phía trái nhà, cửa sổ mở ra phía hông. Bên trong nhà có trần gỗ hình vòm giống hệt mui thuyền. Có nhiều buôn Ê Đê trù phú với hàng trăm ngôi nhà dài trông như một hạm đội thuyền Nam Đảo đang rẽ sóng giữa thế giới biển đảo, đây là nét đặc trưng có hầu hết ở các tộc người nói tiếng Mã Lai.

Nhà sàn của người Ê Đê

Nhà người Ê Đê thuộc loại hình nhà dài sàn thấp, thường dài từ 15 đến hơn 100 m tùy theo gia đình nhiều người hay ít người. Nhà Ê Đê có những đặc trưng riêng không giống nhà của các cư dân khác ở Tây Nguyên. Là nhà của gia đình lớn theo chế độ mẫu hệ. Bộ khung kết cấu đơn giản. Cái được coi là đặt trưng của nhà Ê Đê là: hình thức của cầu thang, cột sàn và cách bố trí trên mặt bằng sinh hoạt. Đặc biệt là ở hai phần. Nửa đằng cửa chính gọi là Gah là nơi tiếp khách, sinh hoạt chung của cả nhà dài, bếp chủ, ghế khách, ghế chủ, ghế dài (Kpan) (tới 20 m), chiếng ché,... nửa còn lại gọi là Ôk là bếp đặt chỗ nấu ăn chung và là chỗ ở của các đôi vợ chồng, chia đôi theo chiều dọc, phần về bên trái được coi là "trên" chia thành nhiều gian nhỏ. Phần về bên phải là hàng lang để đi lại, về phía cuối là nơi đặt bếp. Mỗi đầu nhà có một sân sàn. Sân sàn ở phía cửa chính được gọi là sân khách. Muốn vào nhà phải qua sân sàn. Nhà càng khá giả thì sân khách càng rộng, khang trang.

Hình ảnh Nhà sàn của người dân tộc Ê Đê

Hôn nhân gia đình

Trong gia đình người Ê Đê, chủ nhà là phụ nữ, theo chế độ mẫu hệ, con cái mang họ mẹ, con trai không được hưởng thừa kế. Đàn ông cư trú trong nhà vợ. Nếu vợ chết và bên nhà vợ không còn ai thay thế theo tục nối dây thì người chồng phải về với chị em gái mình. Khi chết, được đưa về chôn cất bên người thân của gia đình mẹ đẻ.Chỉ con gái được thừa kế tài sản, người con gái út được thừa kế nhà tự để thờ cúng ông bà và phải nuôi dưỡng cha mẹ già.

Đặc điểm kinh tế

Người Ê Đê làm rẫy là chính, riêng nhóm Bíh làm ruộng nước theo lối cổ sơ, dùng trâu dẫm đất thay việc cày, cuốc đất. Ngoài trồng trọt còn chăn nuôi, săn bắn, hái lượm, đánh cá, đan lát, dệt vải. Trên nương rẫy, ngoài cây chính là lúa còn có ngô, khoai, bầu, thuốc lá, bí, hành, ớt, bông.

Đặc điểm làm rẫy của người Ê Đê là chế độ luân khoảnh, tức là bên cạnh những khu đất đang canh tác còn có những khu đất để hoang để phục hồi sự mầu mỡ. Ngày nay người Êđê gắn mình với sản xuất nông sản cây công nghiệp: cà phê, cao su, hồ tiêu, ca cao,...

Nghề trồng trọt ở đây có nuôi trâu, bò, voi. Người dân ở đây còn tự làm ra đựơc đồ đan lát, bát đồng, đồ gỗ, đồ trang sức, đồ gốm

Trang phụcTrang phục nam

Nam để tóc ngắn quấn khăn màu đen nhiều vòng trên đầu. Nam giới cũng mang hoa tai và vòng cổ.

Y phục truyền thống gồm áo và khố  (Kpin),.

  • Áo có hai loại cơ bản:
  • Loại áo dài trùm mông: Đây là loại áo khá tiêu biểu cho người Ê Đê qua trang phục nam, có tay áo dài, thân áo cũng dài trùm mông, có xẻ tả và khoét cổ chui đầu. Trên nền chàm của thân và ống tay áo ở ngực, hai bên bả vai, cửa tay, các đường viền cổ, nơi xẻ tà gấu áo được trang trí và viền vải đỏ, trắng. Đặc biệt là khu giữa ngực áo có mảng sọc ngang trong bố cục hình chữ nhật tạo vẻ đẹp, khỏe.lực lãm
  • Loại áo dài quá gối:  có khoét cổ, ống tay bình thường không trang trí như loại áo dài trùm mông nói trên,...

Áo thường ngày ít có hoa văn:  bên cạnh các loại áo trên còn có loại áo cộc tay đến khửu tay, hoặc không tay. Áo có giá trị nhất là loại áo Ktêh của những người quyền quý có dải hoa văn "đại bàng dang cánh", ở dọc hai bên nách, gấu áo phía sau lưng có đính hạt cườm.

Khố: Khố có nhiều loại và được phân biệt ở sự ngắn dài có trang trí hoa văn như thế nào. Đẹp nhất là các loại ktêh, drai, đrêch, piêk, còn các loại bong và băl là loại khố thường.

Trang phục nữ

Phụ nữ Ê Đê để tóc dài buộc ra sau gáy. Xưa họ để tóc theo kiểu búi tó và đội nón duôn bai. Họ mang đồ trang sức bằng bạc hoặc đồng. Vòng tay thường đeo thành bộ kép nghe tiếng va chạm của chúng vào nhau .

  • Áo: Áo phụ nữ là loại áo ngắn dài tay, khoét cổ (loại cổ thấp hình thuyền) mặc kiểu chui đầu. Thân áo dài đến mông khi mặc cho ra ngoài váy. Trên nền áo màu chàm thẫm các bộ phận được trang trí là: cổ áo lan sang hai bên bả vai xuống giữa cánh tay, cửa tay áo, gấu áo. Đó là các đường viền kết hợp với các dải hoa văn nhỏ bằng sợi màu đỏ, trắng, vàng. Cái khác của trang phục áo nữ Ê Đê khác Gia rai về phong cách trang trí là không có đường ở giữa thân áo. Đếch là tên gọi mảng hoa văn chính ở gấu áo. Ngoài ra phụ nữ còn có áo lót cộc tay (áo yếm).
  • Váy: Váy trong trang phục thường nhật. Đi cùng với áo của phụ nữ Ê đê là chiếc váy mở (tấm vải rộng làm váy) quấn quanh thân. Cũng trên nền chàm, váy được gia công trang trí các sọc nằm ngang ở mép trên, mép dưới và giữa thân bằng chỉ các màu tương tự như áo. Đồ án trang trí tập trung hơn ở mép trên và dưới thân váy. Có thể đây cũng là phong cách hơi khác với váy của dân tộc Gia Rai. Váy có nhiều loại phân biệt ở các dải hoa văn gia công nhiều hay ít. Váy loại tốt là myêng đếch, rồi đến myêng đrai, myêng piêk. Loại bình thường mặc đi làm rẫy là bong. Hiện nay nữ thanh niên thường mặc váy kín.

Trang phục người dân tộc Ê Đê

Tôn giáo

Phần lớn người Ê Đê theo đạo Tin Lành thuộc dòng Tin Lành hệ Báp-tít] được các nhà truyền giáo Na Uy, Phần Lan từ Bắc Âu truyền vào những năm đầu thế kỷ 20. Đắc Lắc nơi tập trung đông người Ê Đê nhất cũng là nơi có tín đồ Tin Lành nhiều nhất Việt Nam, đây được coi một trong những trung tâm đạo Tin Lành lớn nhất khu vực Đông Dương. Họ thường đọc kinh cầu nguyện tại các nhà riêng của mục sư,hiện tại các nhà thờ Tin lành vẫn chưa nhiều

Công giáo Rôma được truyền bá thông qua các nhà truyền giáo Tây Ban Nha, sau này là người Pháp. Những người theo Công giáo Rôma thì thường đến các nhà nhờ tại địa phương vào ngày chủ nhật.

Một số ít theo Phật giáo tại các vùng đô thị chủ yếu là người Ê Đê kết hôn với ngươi Việt, người Hoa.

Số còn lại vẫn theo nét tín ngưỡng cổ truyền, thờ cúng các thần hộ thân cho mình.

Phong tục tập quán

Ăn: Ăn cơm tẻ bằng là chủ yếu. Muối ớt là thức ăn không thể thiếu. Đồng bào thích uống rượu cần, hút thuốc lá cuốn, ăn trầu.

Ở: Nhà sàn dài, kiến trúc mô phỏng hình thuyền là nhà truyền truyền thống. Gia đình được tổ chức theo chế độ mẫu hệ. Các gia đình quần tụ theo đơn vị buôn.

Hôn nhân: Phụ nữ giữ vai trò chủ động. Người Ê-đê có tục ở rể và "nối dòng"

Phương tiện vận chuyển: Chủ yếu là gùi đan hoặc voi và thuyền độc mộc.

Lễ  Hội

  • Lễ bỏ mả

Người Ê đê không có tục thờ cúng tổ tiên. Trong nhà người Ê đê có người mất thì trong vòng một năm đến ba năm, người thân trong gia đình làm lễ bỏ mả, là một trong những lễ hội lớn mang tính tang lễ mà người sống tổ chức để từ biệt người chết, tiễn người thân về nơi vĩnh viễn. Người Ê đê quan niệm khi con người chưa làm lễ bỏ mả thì linh hồn của người đã mất vẫn quẩn quanh trong làng bản, gia đình. Cho nên, hàng ngày người ta ra mộ, đưa cơm ra bón cho người chết. Mả có một ống tre thông từ quan tài lên phía trên. Người nhà mang cơm bón cho người mất thông qua ống tre đó và nói chuyện với người đó. Người ta quan niệm linh hồn người chết còn quẩn quanh bên cạnh gia đình. Nhưng khi làm lễ bỏ mả thì coi đó là sự chấm dứt vĩnh viễn mối quan hệ giữa người sống và người chết để linh hồn người chết về với tổ tiên.”

  • Lễ hội đón năm mới .
  • Lễ ăn cơm mới.
  • Lễ cúng bến nước, để cầu mong mưa thuận, gió hòa, nguồn nước dồi dào, trong lành, mọi người khỏe mạnh, nhà nhà nhiều lúa, bắp, trâu, bò, heo, gà.

Có các lễ khác:

  • Lễ hiến sinh (giết trâu) cúng thần linh và người quá cố.
  • Lễ kết nghĩa anh em, lễ cưới, lễ trưởng thành, lễ cúng sức khỏe cho mọi thành viên trong cộng đồng.
  • Lễ cúng hòn đá bếp (vì thần đã giúp gia chủ một năm no đủ),
  • Lễ cúng hòn đá cổng buôn làng (vì thần đã gìn giữ buôn làng một năm yên ổn, không có ai đói nghèo, bệnh tật) và cúng sức khỏe cho những con vật nuôi trong gia đình (như voi, trâu, bò, heo, chó, mèo, dê, gà…) vì những con vật này là người bạn của con người, thiếu nó con người sẽ cảm thấy cô đơn, bé nhỏ trước thiên nhiên vũ trụ.
  • Lễ cúng cầu mưa, cúng thần gió, cầu một năm mưa thuận gió hòa, làm ăn phát đạt, nhà nhà no ấm, hạnh phúc.
  • Người kinh:
  • Người Việt hay người Kinh là một dân tộc hình thành tại khu vực địa lý mà ngày nay là miền Bắc Việt Nam và miền nam Trung Quốc. Đây là dân tộc chính, chiếm khoảng 86,2% dân số Việt Nam và được gọi chính thức là dân tộc Kinh để phân biệt với những dân tộc thiểu số tại Việt Nam. Ngôn ngữ chính sử dụng là tiếng Việt theo nhóm Việt-Mường. Người Kinh sinh sống trên khắp toàn thể nước Việt Nam và một số nước khác nhưng đông nhất vẫn là các vùng đồng bằng và thành thị trong nước. Còn nếu tính cả người Việt hải ngoại thì họ định cư ở Hoa Kỳ là đông nhất.
  • Truyền thuyết

    Theo truyền thuyết dân tộc Kinh, những người Việt đầu tiên là con cháu của một thần rồng tên là Lạc Long Quân và một vị tiên tên là Âu Cơ. Hai người này lấy nhau và đẻ ra một bọc 100 trứng và nở ra 100 người con. Những người con sinh ra cùng một bọc gọi là "cùng bọc" (hay còn gọi là Đồng bào) và "đồng bào" là cách gọi của người Việt để nói rằng tất cả người Việt Nam đều cùng có chung một nguồn gốc.

    Nhân chủng học

    Có hai luồng quan điểm về nguồn gốc của người Việt. Một số học giả tin rằng người Việt đầu tiên dần dần chuyển từ quần đảo Indonesia thông qua bán đảo Mã Lai và Thái Lan cho đến khi họ định cư trên các cạnh của sông Hồng ở Đồng bằng Bắc Bộ[36] bằng cách lần theo con đường của các công cụ đá từ cuối Thế Pleistocen (600,000-12,000 trước Công nguyên), trên Java, Malaysia, Thái Lan và phía bắc Miến Điện. Những công cụ bằng đá được cho là các công cụ con người đầu tiên được sử dụng trong khu vực Đông Nam Á. Các nhà khảo cổ tin rằng vào thời điểm này Hy Mã Lạp Sơn, một dãy núi ở miền bắc Miến Điện và Trung Quốc, tạo ra một rào cản băng giá cô lập người dân Đông Nam Á. Một số khác cho rằng người Việt đầu tiên vốn là một bộ tộc gốc Mông Cổ ở Tây Tạng, di cư xuống phía nam từ thời đồ đá cũ[37]. Nhóm dân tộc này định cư tại vùng Bắc Bộ, thượng nguồn sông Hồng ngày nay và tạo nên nền văn minh Đông Sơn. Nhóm bộ tộc này cũng có sự tương đồng rất lớn về nhân chủng, văn hóa với các tộc người ở phía Nam Trung Quốc - mà sử Trung Quốc còn gọi là cộng đồng Bách Việt.

    Vào năm 257 TCN An Dương Vương thành lập vương quốc Âu Lạc, tại miền Bắc Việt Nam bây giờ. Vào năm 208 TCN vua nước Nam Việt  Triệu Đà tiến đánh Âu Lạc, tiêu diệt An Dương Vương. Triệu Đà hợp nhất Âu Lạc với các lãnh thổ tại miền cực nam Trung Quốc thành vương quốc Nam Việt.

    Năm 2019, các nhà khoa học thuộc Viện nghiên cứu Tế bào gốc - công nghệ gen Vinmec công bố kết quả nghiên cứu về bộ gen người Việt khẳng định sự khác biệt với các quần thể người Hán và quần thể người khu vực Đông Á mà có quan hệ với người Đông Nam Á cổ đại, củng cố giả thuyết khoa học về việc con người từ châu Phi đến định cư tại các nước Đông Nam Á, sau đó mới di cư sâu vào lục địa theo hướng từ phía Nam lên phía Bắc.[38][39][40]

    Phân bốTrên thế giớiBài chi tiết: Người Kinh (Trung Quốc), Việt kiều, và Người Việt tại Đài Loan

    Vào thế kỷ 16, một số người Việt di cư lên phía bắc vào Trung Quốc. Tuy đã bị ảnh hưởng Trung Hoa nhiều hơn, con cháu những người này vẫn còn nói tiếng Việt và được công nhận là một dân tộc thiểu số tại Trung Quốc.

    Trong thời Pháp thuộc, một số người Việt làm công nhân đồn điền, khai mỏ tại Tân Đảo[41] (nay là Nouvelle-Calédonie và Vanuatu)... Ngoài ra còn một số cộng đồng người Việt ở Réunion, Haiti... thành lập từ những chí sĩ yêu nước bị đày ải. Tại Xiêm, Trung Quốc, Lào, Cao Miên cũng có khá nhiều người Việt sinh sống. Cũng trong thời kỳ này, một số người Việt yêu nước đã sang Xiêm, Trung Quốc, Liên Xô... thành lập các tổ chức cách mạng nhằm tránh sự bắt bớ của chính quyền thuộc địa tại Việt Nam.

    Khi thực dân Pháp rời khỏi Việt Nam vào năm 1954, một số người Việt di cư sang Pháp, gần 900.000 người từ miền Bắc di cư vào miền nam.

    Sau Chiến tranh Việt Nam, hơn 1 triệu người Việt di tản và vượt biên. Phần lớn những người này tái định cư tại Bắc Mỹ, Tây Âu  Úc. Tại Hoa Kỳ có một cộng đồng người Mỹ gốc Việt khá lớn.

    Tại Việt NamBài chi tiết: Nguyễn Hoàng và Nam tiến

    Tuy gốc từ miền Bắc Việt Nam, người Việt đã Nam tiến và chiếm đất đai của vương quốc Chiêm Thành qua thời gian. Hiện nay họ là dân tộc đa số trong phần lớn các tỉnh tại Việt Nam.

    Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, người Kinh ở Việt Nam có dân số 73.594.427 người, chiếm 85,7% dân số cả nước, cư trú tại tất cả 63 tỉnh, thành phố. Các tỉnh, thành phố có số lượng người Kinh lớn nhất là: Thành phố Hồ Chí Minh (6.699.124 người), Hà Nội (6.370.244 người), Thanh Hóa (2.801.321 người), Nghệ An (2.489.952 người), Đồng Nai (2.311.315 người), An Giang (2.029.888 người).

    Người Kinh là dân tộc đa số tại Việt Nam, tuy nhiên tại một số tỉnh miền núi phía Bắc, người Kinh lại là dân tộc thiểu số: Lào Cai (212.528 người, chiếm 34,6% dân số toàn tỉnh, tỉnh này không có dân tộc đa số), Hòa Bình (207.569 người, chiếm 26,4% dân số toàn tỉnh, người Mường là dân tộc đa số ở Hòa Bình, chiếm 63,9%), Sơn La (189.461 người, chiếm 17,6% dân số toàn tỉnh, người Thái là dân tộc đa số ở Sơn La), Lạng Sơn (124.433 người, chiếm 17,0% dân số toàn tỉnh, tỉnh này không có dân tộc đa số), Hà Giang (95.969 người, chiếm 13,2% dân số toàn tỉnh, tỉnh này không có dân tộc đa số), Điện Biên (90.323 người, chiếm 18,4% dân số toàn tỉnh, tỉnh này không có dân tộc đa số), Lai Châu (56.630 người, chiếm 15,3% dân số toàn tỉnh, tỉnh này không có dân tộc đa số), Bắc Kạn (39.280 người, chiếm 13,4% dân số toàn tỉnh, người Tày là dân tộc đa số ở tỉnh này), Cao Bằng (29.189 người, chỉ chiếm 5,76% dân số toàn tỉnh, tỉnh này không có dân tộc đa số).

    Kinh tế

    Có thể nói nền kinh tế mạnh nhất là nền nông nghiệp lúa nước. Nền văn minh lúa nước đã được khai sinh từ rất ngàn đời xưa và đạt được trình độ nhất định. Nền nông nghiệp phát triển cũng nhờ một phần vào sự đào đê, đào nương. Ngoài nghề nông nghiệp, người Kinh cũng làm một số các nghề khác ví dụ như chăn nuôi gia súc, làm đồ thủ công...

    Văn hóaVăn học

    Văn học của người Việt đã từng tồn tại từ rất lâu và được truyền miệng qua truyển cổ, ca dao, tục ngữ... Nghệ thuật phong phú như ca hát, âm nhạc, điêu khắc, hội họa, múa, diễn xướng... Hàng năm thì theo truyền thống các làng đều tổ chức hội làng với các sinh hoạt cộng đồng. Khoảng sau Công nguyên, người Kinh bị Bắc thuộc nên đã dùng chữ Hán nhưng sau này tự tạo chữ viết riêng là chữ Nôm. Tuy nhiên chữ Hán vẫn là ngôn ngữ chính thức được dùng trong hành chính và giáo dục. Từ khoảng thế kỷ thứ 16 các giáo sĩ truyền giáo đến từ phương Tây thấy cần dùng chữ cái Latin để ký âm tiếng Việt. Từ đó xuất hiện chữ Quốc Ngữ được sử dụng rộng rãi ngày nay.[42] Năm 1945, 95% dân số Việt Nam mù chữ[43] nhưng đến năm 2010 tỷ lệ biết chữ ở người lớn là 97,3%[44]. Tuy nhiên tỷ lệ đọc sách của người Việt khá thấp ở mức 0,8 cuốn sách/người/năm[45]. Với mức này, có thể nói người Việt chưa có văn hóa đọc[46].

    Người Việt có truyền thống ăn trầu cau, hút thuốc lá, nước vối, nước chè, hút thuốc lào, các loại cơm, cháo, xôi, mắm tôm, thịt chó, trứng vịt lộn. Việc hút thuốc lá, thuốc lào có lẽ sau thế kỷ 16, sau khi cây thuốc lá nhập vào Việt Nam từ châu Mỹ. Ngoài các giá trị vật chất, người Việt còn có những giá trị tâm linh như việc thờ cúng tổ tiên, giỗ và các lễ hội như Tết. Các tôn giáo phổ biến như Phật giáo, Công giáo Rôma, đạo Cao Đài...

    Trang phụcTrang phục truyền thống trong đám cưới của người Việt ngày xưa

    Nói chung người Việt Nam dù ở Bắc, Trung hay Nam đều có cách mặc gần giống nhau. Các loại quần áo như áo ngắn mặc với quần lá tọa ống rộng, quần có cạp hoặc dùng dây rút. Thời xưa thì đàn ông để tóc dài, búi tó, hoặc thắt khăn đầu rìu,... Vào các lễ hội đặc biệt thì mặc áo dài khăn đống, mùa áo đơn giản không có văn hoa. Chân thì đi guốc mộc.

    Vào thời xưa thì phụ nữ người Kinh ai cũng mặc yếm. Váy thì váy dài với dây thắt lưng. Các loại nón thông thường như thúng, ba tầm... Trong những ngày hội thì người phụ nữ thường mặc áo dài. Các thiếu nữ thì hay làm búi tóc đuôi gà. Các đồ trang sức truyền thống như trâm, vòng cổ, hoa tai, nhẫn, vòng tay mang phong cách tùy theo từng vùng. Phụ nữ Nam Bộ thường mặc áo bà ba với các kiểu cổ như tròn, trái tim, bà lai với các khăn trùm đầu. Nón lá có thể nói là nón được sử dụng rộng rãi nhất cho phụ nữ thời xưa do nó có thể tự làm và che nắng rất tốt.

    Xã hội

    Theo truyền thống ngàn đời thì người Kinh sống theo làng. Nhiều làng họp lại thì thành một xã. Mỗi làng có thể có nhiều xóm. Nếu tính ra một thôn của miền Bắc thì bằng với một ấp của miền Nam. Trong các làng và xã đều có luật lệ riêng mà mọi người đều phải thi hánh. Các làng miền Bắc thường được che chắn bằng cách trồng tre hoặc xây cổng kiên cố. Mỗi làng đều có nơi hội tụ và thờ lạy chung. Một số làng có đình thờ thành hoàng làng, là người được coi là thần bảo hộ của làng. Vào thời xưa thì phụ nữ bị cấm không được đến đình làng.

    Tầm vóc

    Hiện nay, chiều cao trung bình của nam thanh niên Việt Nam là 164 cm, thấp nhất Châu Á, thua 8 cm so với Nhật và 10 cm so với Hàn Quốc.[47] Còn chiều cao của nữ giới thì gần 154 cm.

    Theo tiến sĩ Lê Bạch Mai, Phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia Việt Nam cho biết tại buổi họp báo sáng 8 tháng 10 năm 2014, người Việt thấp bé nhẹ cân không phải thuộc tính di truyền mà có thể cải thiện nhờ chế độ dinh dưỡng hợp lý.

    Nhà cửa

    Phong cách và hình dạng nhà cửa tùy theo từng vùng  miền. Chủ yếu là nhà được xây dựng bằng những vật liệu sẵn có như cỏ khô, rơm rạ, tre nứa. Nhà điển hình là nhà lá 3 gian hoặc 5 gian. Tuy nhiên do điều kiện thời tiết khí hậu nên nhà cửa ở miền trung và miền nam có chút ít khác biệt nhưng nhìn chung vẫn là kết cấu nhà 5 gian. Hiện nay, do nhiều nguyên nhân nên nhà ở đã có sự thay đổi cả về kết cấu và vật liệu xây dựng. Hầu như nhà nào cũng có phòng khách, phòng ngủ, phòng ăn và nhà bếp (đôi khi phòng ăn và nhà bếp là một).

    Hôn nhân gia đình

    Tuổi kết hôn hợp pháp là nam đủ 20 tuổi và nữ đủ 18 tuổi. Chế độ một vợ một chồng. Gia đình của mẹ gọi là nhà ngoại, gia đình của bố gọi là nhà nội. Hôn nhân đồng tính hiện không bị cấm (Luật Hôn nhân và Gia đình sửa đổi năm 2014) tuy nhiên vẫn ''không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính" (khoản 2 Điều 8 của lật này).

Thảo luận

Bạn có biết?

Địa lí học (trong tiếng Hy Lạp γεωγραφία, geographia, nghĩa là "mô tả Trái Đất") là một lĩnh vực khoa học nghiên cứu về các vùng đất, địa hình, dân cư và các hiện tượng trên Trái Đất. Dịch sát nghĩa sẽ là "nhằm mô tả hoặc viết về Trái Đất".

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự 9

Lớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247