Trang chủ Lịch Sử Lớp 8 Câu 21. Hậu quả của Hiệp ước Giáp Tuất (1874)...

Câu 21. Hậu quả của Hiệp ước Giáp Tuất (1874) là A. làm mất chủ quyền của dân tộc tộc. B. làm mất chủ quyền về ngoại giao của Việt Nam. C. làm mất chủ quyề

Câu hỏi :

Câu 21. Hậu quả của Hiệp ước Giáp Tuất (1874) là A. làm mất chủ quyền của dân tộc tộc. B. làm mất chủ quyền về ngoại giao của Việt Nam. C. làm mất chủ quyền của 6 tỉnh Nam Kì. D. làm mất một phần quan trọng chủ quyền lãnh thổ, ngoại giao và thương mại của Việt Nam. Câu 22. Năm 1877 và 1882, Nguyễn Lộ Trạch dâng vua Tự Đức 2 bản “Thời vụ sách” đề nghị cải cách vấn đề gì? A. Phát triển buôn bán, chấn chỉnh quốc phòng. B. Đẩy mạnh khai khẩn ruộng hoang và khai thác mỏ. C. Chấn chỉnh bộ máy quan lại, cải tổ giáo dục D. Chấn hưng dân khí, khai thông dân trí, bảo vệ đất nước. Câu 23. Cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy nổ ra tại A. Thanh Hoá. B. Huế. C. Nam Định. D. Hưng Yên. Câu 24. Thực dân Pháp dễ dàng chiếm nốt ba tỉnh miền Tây vì A. thái độ do dự và nhu nhược của triều đình Huế. B. lực lượng của ta bố phòng mỏng. C. lãnh tụ các cuộc khởi nghĩa bị bắn, bị giết. D. ta không chuẩn bị vì nghĩ địch không đánh. Câu 25. Nội dung cơ bản của “Chiếu Cần vương” là A. kêu gọi văn thân sĩ phu đứng lên giúp vua cứu nước. B. kêu gọi văn thân và nhân dân chống phái chủ hòa. C. kêu gọi văn thân và nhân dân đứng lên giúp vua cứu nước. D. kêu gọi văn thân sĩ phu lãnh đạo cuộc kháng chiến. (trl giải thích chi tiệt hộ e với ạ)

Lời giải 1 :

Câu 21;`->D`. làm mất một phần quan trọng chủ quyền lãnh thổ, ngoại giao và thương mại của Việt Nam.

`=>`Hậu quả của Hiệp ước Giáp Tuất `(1874)` là làm mất một phần quan trọng về vấn đề chủ quyền lãnh thổ,ngoại giao và thương mại của Đại Nam khi đó.

Câu 22;`->D`. Chấn hưng dân khí, khai thông dân trí, bảo vệ đất nước.

`=>`Năm `1877` và `1882`, Nguyễn Lộ Trạch dâng vua Tự Đức 2 bản “Thời vụ sách” đề nghị cải cách vấn đề khôi phục ý chí chiến đấu của nhân dân(chấn hưng dân khí),tuyên truyền việc xâm lăng của Pháp là sai trái(khai thông dân trí),tiến hành kêu gọi nhân dân tiếp tục đứng lên kháng chiến(bảo vệ đất nước).

Câu 23;`->D`. Hưng Yên.

Câu 24;`->A`. thái độ do dự và nhu nhược của triều đình Huế.

Câu 25;`->C`. kêu gọi văn thân và nhân dân đứng lên giúp vua cứu nước.

`=>`Ý `C` đầy đủ hơn,từ nhân dân có ý chỉ bao quát nhiều tầng lớp.

$\text{MS History}$

Thảo luận

Lời giải 2 :

21.D. làm mất một phần quan trọng chủ quyền lãnh thổ, ngoại giao và thương mại của Việt Nam.

*Đó là ta mất 6 tỉnh Nam Kì,việc ngoại giao cũng do Pháp thâu tóm(việc Pháp ban giấy thông hành)

22.D. Chấn hưng dân khí, khai thông dân trí, bảo vệ đất nước.

*Ông là một trong những người yêu cầu cải cách trong trào lưu duy tân cải cách ở Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX

23.D. Hưng Yên.

*Không chỉ Hưng Yên,khởi nghĩa Bãi Sậy còn lan ra Hải Dương,Bắc Ninh,Thái Bình,.......

24.A. thái độ do dự và nhu nhược của triều đình Huế.

*Triều đình ngoài thì thương thuyết với Pháp,trong thì đàn áp nhân dân khỏi nghĩa→tạo điều kiện cho Pháp chiếm được 3 tỉnh miền Tây nhanh chóng

25. C. kêu gọi văn thân và nhân dân đứng lên giúp vua cứu nước.

*Trong đó,đặc biệt là lực lượng văn thân,sĩ phu do chiếu Cần Vương đã tác động mạnh mẽ vào tư tưởng phong kiến "trung quân ái quốc" của lực lượng văn thân sĩ phu

@TriLeCongTri

Bạn có biết?

Lịch sử là môn khoa học nghiên cứu về quá khứ, đặc biệt là những sự kiện liên quan đến con người. Đây là thuật ngữ chung có liên quan đến các sự kiện trong quá khứ cũng như những ghi nhớ, phát hiện, thu thập, tổ chức, trình bày, giải thích và thông tin về những sự kiện này. Những học giả viết về lịch sử được gọi là nhà sử học. Các sự kiện xảy ra trước khi được ghi chép lại được coi là thời tiền sử.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự 8

Lớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần, sang năm lại là năm cuối cấp áp lực lớn dần nhưng các em vẫn phải chú ý sức khỏe nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247