Trang chủ Địa Lý Lớp 9 Làm cho mình take note tóm tắt địa 9 câu...

Làm cho mình take note tóm tắt địa 9 câu hỏi 4054516 - hoctapsgk.com

Câu hỏi :

Làm cho mình take note tóm tắt địa 9

Lời giải 1 :

Tóm tắt Địa 9: Bài 1. Cộng đồng các dân tộc Việt Nam

1. Các dân tộc ở Việt Nam.

* Thành phần dân tộc:

- Việt Nam có 54 dân tộc:

+ Người Việt (Kinh) chiếm đa số, khoảng 86% dân số cả nước.

+ Các dân tộc ít người chiếm 13,8% dân số.

- Mỗi dân tộc có đặc trưng về văn hoá, thể hiện trong ngôn ngữ, trang phục, phong tục tập quán,…

=> Làm cho nền văn hóa Việt Nam thêm phong phú, giàu bản sắc.

- Ngoài ra, có một bộ phận người Việt định cư ở nước ngoài (Việt kiều).

* Trình độ phát triển kinh tế:

- Người Việt:

+ Có nhiều kinh nghiệm trong thâm canh lúa nước, có nhiều nghề thủ công đạt mức độ tinh xảo.

+ Là lực lượng lao động đông đảo trong các ngành kinh tế và khoa học – kĩ thuật.

- Các dân tộc ít người: có trình độ phát triển kinh tế khác nhau, mỗi dân tộc có kinh nghiệm riêng trong các lĩnh vực: trồng cây công nghiệp, cây ăn quả, chăn nuôi, làm nghề thủ công.

- Người Việt định cư ở nước ngoài cũng là một bộ phận của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

2. Phân bố các dân tộc.

a) Dân tộc Kinh.

- Phân bố rộng khắp cả nước, song tập trung nhiều ở các vùng đồng bằng, trung du và ven biển.

b) Các dân tộc ít người.

- Phân bố chủ yếu ở miền núi và trung du.

- Sự khác nhau về các dân tộc và phân bố dân tộc giữa các khu vực:

+ Khu vực Trung du và miền núi phía Bắc: là địa bàn cư trú của trên 30 dân tộc.

        Vùng thấp:  người Tày,  Nùng (tả ngạn sông Hồng) và người Thái, Mường (hữu ngạn sông Hồng).

        Sườn núi 700 – 1000m: người Dao.

        Vùng núi cao: người Mông.

 + Khu vực Trường Sơn – Tây Nguyên:  có trên 20 dân tộc, cư trú thành vùng khá rõ rệt (người Ê-đê, Gia-rai, Cơ –ho…)

 + Khu vực Duyên hải cực Nam Trung Bộ và Nam Bộ: người Chăm, Khơ –me cư trú thành từng dải; người Hoa chủ yếu ở các đô thị (TP. Hồ Chí Minh).

- Hiện nay, phân bố dân tộc có nhiều thay đổi, một số dân tộc ở miền núi phía Bắc đến cư trú ở Tây Nguyên.  Nạn du canh, du cư được hạn chế, đời sống các dân tộc nâng lên.


Tóm tắt Địa 9: Bài 2. Dân số và gia tăng dân số

1. Số dân.

- Số dân: 79,7 triệu người (năm 2002).

- Việt Nam là nước đông dân, đứng thứ 3 ở Đông Nam Á và thứ 14 trên thế giới.

2. Gia tăng dân số.

Gia tăng dân số nhanh.

- Nguyên nhân: Tỉ lệ gia tăng tự nhiên cao =>  vào cuối những năm 50 TK XX, nước ta bắt đầu có hiện tượng “bùng nổ dân số”.

- Hậu quả: gây sức ép đối với tài nguyên môi trường, chất lượng cuộc sống và giải quyết việc làm,…

- Biện pháp: Trong những năm gần đây nhờ thực hiện tốt chính sách dân số (kế hoạch hoá gia đình) nên tỷ lệ gia tăng tự nhiên của dân số có xu hướng giảm. Tuy nhiên, mỗi năm dân số vẫn tăng thêm khoảng 1 triệu người.

- Tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên khác nhau giữa các vùng:

+ Thành thị, đồng bằng: gia tăng tự nhiên cao.

+ Nông thôn, miền núi: gia tăng tự nhiên thấp.

3. Cơ cấu dân số.

- Cơ cấu dân số trẻ.

- Cơ cấu dân số theo độ tuổi: đang có sự thay đổi

+ Tỉ lệ trẻ em (0 -14 tuổi): chiếm tỉ trọng cao và giảm xuống.

+ Tỉ lệ người trong độ tuổi lao động (15 – 59 tuổi) và trên độ tuổi lao động (trên 60 tuổi): tăng lên.

- Tỉ số giới tính mất cân đối, do tác động của chiến tranh kéo dài. Cuộc sống hoà bình đang kéo tỉ số giới tính tiến tới cân bằng hơn.

- Tỉ số giới tính ở một địa phương còn chịu ảnh hưởng mạnh bởi hiện tượng chuyển cư:

+ Thấp ở các luồng xuất cư: đồng bằng sông Hồng.

+ Cao ở các luồng nhập cư: Tây Nguyên, các tỉnh Quảng Ninh, Bình Phước


Tóm tắt Địa 9: Bài 3. Phân bố dân cư và các loại hình quần cư

1. Mật độ dân số và phân bố dân cư.

- Mật độ dân số nước ta cao (246 người/km2 năm 2003).

- Dân cư nước ta phân bố không đều:

+ Giữa miền núi và đồng bằng:

      Tập trung đông đúc ở đồng bằng, ven biển (trên 1000 người/km2) và các đô thị. Mật độ dân số cao nhất ở Đồng bằng sông Hồng (1192 người/km2) .

     Miền núi dân cư thưa thớt (khoảng 100 người/km2).

     Miền núi dân cư thưa thớt (khoảng 100 người/km2).

=> Miền núi thiếu lao động để khai thác tiềm năng kinh tế. Đồng bằng chịu sức ép dân số đến kinh tế - xã hội và môi trường.

+ Giữa thành thị và nông thôn: tập trung chủ yếu ở nông thôn (74%), ít hơn ở thành thị (26%).

2. Các loại hình quần cư.

3. Đô thị hoá.

- Nhờ sự phát triển kinh tế, quá trình đô thị hóa ở nước ta đang diễn ra với tốc độ ngày càng cao:

+ Số dân đô thị tăng.

+ Quy mô đô thị được mở rộng.

+ Phổ biến lối sống thành thị.

- Tuy nhiên: trình độ đô thị hoá còn thấp, phần lớn các đô thị nước ta thuộc loại vừa và nhỏ.

Thảo luận

Bạn có biết?

Địa lí học (trong tiếng Hy Lạp γεωγραφία, geographia, nghĩa là "mô tả Trái Đất") là một lĩnh vực khoa học nghiên cứu về các vùng đất, địa hình, dân cư và các hiện tượng trên Trái Đất. Dịch sát nghĩa sẽ là "nhằm mô tả hoặc viết về Trái Đất".

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự 9

Lớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247