Hình ảnh điển hình về trẻ em khuyết tật ở Việt Nam là những đứa trẻ trông không bình
thường và đầy bất lực. Sự kỳ thị này chỉ là một trong rất nhiều cách khiến những đứa trẻ này bị
gạt ra lề xã hội. Vì phần lớn xã hội tin rằng các em không có khả năng làm gì cả nên trẻ em
khuyết tật bị loại ra khỏi mọi mặt đời sống: không được chăm sóc sức khỏe thỏa đáng; không có
bạn bè; không được hưởng các cơ hội học tập. Do không được đến trường nên các em thiếu kiến
thức và kỹ năng sống, dẫn đến mất cơ hội việc làm và không hoàn toàn tham gia vào xã hội khi
trưởng thành. Hiển nhiên điều này chỉ càng làm tăng thêm sự kỳ thị đối với người khuyết tật nói
chung và những trẻ em kém may mắn nói riêng.
Để chấm dứt tình trạng trên, xã hội cần can thiệp càng sớm càng tốt thông qua hệ thống
giáo dục hòa nhập. Giáo dục hòa nhập cho phép mọi trẻ em, khuyết tật cũng như bình thường,
được học tập trong cùng một môi trường, nơi các điều kiện được điều chỉnh cho phù hợp với nhu
cầu của trẻ em khuyết tật. Một hệ thống như vậy sẽ cho phép trẻ em khuyết tật được thể hiện tối
đa khả năng của mình cũng như tạo điều kiện để các em chứng minh được rằng mình cũng có
khả năng như mọi đứa trẻ khác. Giáo dục hòa nhập đã được khuyến khích áp dụng đối với trẻ
khuyết tật trên toàn cầu, và tại Việt Nam hệ thống giáo dục này cũng đã nhận được sự ủng hộ về
chính sách. Tiếc rằng quá trình triển khai hình thức giáo dục này ở Việt Nam còn chậm và chưa
đồng bộ.
Thách thức đầu tiên trong tiến trình thực hiện giáo dục hòa nhập tại Việt Nam là việc
thiếu dữ liệu chính xác và cập nhật về tình hình khuyết tật, theo như các yêu cầu trong Luật về
Người khuyết tật ban hành năm 2010. Khi thiếu số liệu thì nhiều vấn đề cấp bách liên quan đến
không chỉ trẻ em mà người khuyết tật nói chung sẽ bị bỏ qua. Nhiều người tiếp tục đánh giá
không hết nhu cầu được giáo dục của trẻ khuyết tật.
Việc đánh giá không đầy đủ này kéo theo sự quan tâm không thỏa đáng đến đào tạo đội
ngũ giáo viên về giáo dục hòa nhập. Giáo dục hòa nhập hiếm khi được đưa vào các chương trình
sư phạm, và hầu hết thông tin về giáo dục hòa nhập chỉ được truyền bá trong khuôn khổ các hội
thảo nhỏ và các khóa tập huấn ngắn hạn. Thiếu kiến thức về giáo dục hòa nhập cũng có nghĩa
rằng các trường học ngại ngần không muốn nhận trẻ em khuyết tật. Thực trạng trên đòi hỏi cấp
thiết phải xây dựng năng lực nhằm thực hiện giáo dục hòa nhập ở mọi cấp, mọi địa phương.
Ngoài ra, các cán bộ chịu trách nhiệm về những chương trình dành cho trẻ khuyết tật còn
bị lúng túng, khó chủ động quyết định công việc do cách tiếp cận của Bộ Giáo dục và Đào tạo
không nhất quán hoàn toàn với cách tiếp cận của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội. Trong
khi Bộ Giáo dục và Đào tạo đã cam kết thực hiện giáo dục hòa nhập từ năm 2005 thì Bộ Lao
động Thương binh và Xã hội lại có chính sách riêng cho trẻ em khuyết tật và cung cấp cho các
em hệ thống giáo dục riêng biệt. Để trẻ em khuyết tật có thể hòa nhập hoàn toàn vào cộng đồng,
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAP247