Trang chủ Ngữ văn Lớp 6 I. ĐOC-HIỂU Bài tập 1: Đọc đoạn thơ sau và...

I. ĐOC-HIỂU Bài tập 1: Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu: Tôi yêu truyện cổ nước tôi Vừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu xa Thương người rồi mới thương ta

Câu hỏi :

I. ĐOC-HIỂU Bài tập 1: Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu: Tôi yêu truyện cổ nước tôi Vừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu xa Thương người rồi mới thương ta Yêu nhau dù mấy cách xa cũng tìm Ở hiền thì lại gặp hiền Người ngay thì gặp người tiên độ trì Mang theo truyện cổ tôi đi Nghe trong cuộc sống thầm thì tiếng xưa Vàng cơn nắng, trắng cơn mưa Con sông chảy có rặng dừa nghiêng soi Đời cha ông với đời tôi Như con sông với chân trời đã xa (Chuyện cổ nước mình- Lâm Thị Mỹ Dạ) Câu 1 . Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào? Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ? Câu 2 Nêu nội dung chính của đoạn thơ ? Câu 3 Ghi lại các từ ghép có trong hai câu đầu của đoạn thơ ? Câu 4 Em hãy giải nghĩa từ “nhân hậu” và tìm một từ Hán Việt có yếu tố nhân? Câu 5 Xác định biện pháp tu từ và nêu tác dụng của phép tu từ đó trong hai câu cuối đoạn thơ? Câu 6 (0,25 điểm). Cho câu thơ “Nghe trong cuộc sống thầm thì tiếng xưa”, em hãy đặt một câu có từ đồng âm với âm “tiếng” ? Bài tập 2 Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi: “Cả nhà ngồi ăn cơm trong hương lúa đầu mùa từ đồng Chõ thoảng về, trong tiếng sáo diều cao vút của chú Chàng; trong dàn nhạc ve, trong tiếng chó thủng thẳng sủa giăng… Chúng tôi no nê, rủ nhau giải chiếu ở hiên nhà ngủ cho mát. Ôi cái mùa hè hiếm hoi. Ngày lao xao, đêm cũng lao xao. Cả làng xóm hình như không ai được ngủ, cùng thức với giời, với đất. Tôi khát khao thầm ước: Mùa hè nào cũng được như mùa hè này!” (Lao xao ngày hè, Duy Khán) Câu 1: Xác định ngôi kể trong đoạn trích trên. Câu 2: “Lao xao” thuộc loại từ nào? Câu 3: Xác định biện pháp tu từ trong câu: “Mùa hè nào cũng được như mùa hè này!” Câu 4 : Nhân vật “tôi” đã cảm nhận vẻ đẹp của buổi đêm nơi làng quê bằng những giác quan nào và cảm nhận được những điều gì? Câu 5 Theo em, tác giả đoạn trích đã thể hiện những cảm xúc gì khi kể về những ngày hè đã qua? Câu 6 Theo em, vì sao học sinh thường yêu thích và trông đợi mùa hè? Hãy chia sẻ ngắn gọn về những việc em sẽ làm trong mùa hè tới. Bài tập 3 Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: CÂU CHUYỆN ỐC SÊN Ốc sên con ngày nọ hỏi mẹ: "Mẹ ơi! Tại sao chúng ta từ khi sinh ra phải đeo cái bình vừa nặng vừa cứng trên lưng như thế? Thật mệt chết đi được!" "Vì cơ thể chúng ta không có xương để chống đỡ, chỉ có thể bò, mà bò cũng không nhanh" - Ốc sên mẹ nói. "Chị sâu róm không có xương cũng bò chẳng nhanh, tại sao chị ấy không đeo cái bình vừa nặng vừa cứng đó?" "Vì chị sâu róm sẽ biến thành bướm, bầu trời sẽ bảo vệ chị ấy". "Nhưng em giun đất cũng không có xương, cũng bò chẳng nhanh, cũng không biến hoá được, tại sao em ấy không đeo cái bình vừa nặng vừa cứng đó?" "Vì em giun đất sẽ chui xuống đất, lòng đất sẽ bảo vệ em ấy". Ốc sên con bật khóc, nói: "Chúng ta thật đáng thương, bầu trời không bảo vệ chúng ta, lòng đất cũng chẳng che chở chúng ta". "Vì vậy mà chúng có cái bình!" - Ốc sên mẹ an ủi con - "Chúng ta không dựa vào trời, cũng chẳng dựa vào đất, chúng ta dựa vào chính bản thân chúng ta". (Theo Quà tặng cuộc sống, NXB Thanh niên, 2009) Câu 1 Xác định thể loại của văn bản trên? Phương thức biểu đạt chính của văn bản là gì ? Câu 2 Phép tu từ cơ bản được người viết sử dụng trong văn bản ? Câu 3 Tác dụng của dấu ngoặc kép trong văn bản? Câu 4 Em hiểu như thế nào về câu nói "Chúng ta không dựa vào trời, cũng chẳng dựa vào đất, chúng ta dựa vào chính bản thân chúng ta". Câu 5 Thông điệp mà văn bản muốn gửi đến cho chúng ta? Câu 6 Em có đồng ý với lời động viên, an ủi của Ốc sên mẹ không? Vì sao? Bài tập 4: Đọc đoạn trích dưới đây sau và thực hiện các yêu cầu: Mẹ là cơn gió mùa thu Cho con mát mẻ lời ru năm nào Mẹ là đêm sáng trăng sao Soi đường chỉ lối con vào bến mơ Mẹ là tia nắng ban mai Sưởi con ấm lại đêm dài giá băng Lòng con vui sướng nào bằng Mẹ luôn bên cạnh nhọc nhằn trôi đi Mẹ ơi con chẳng ước gì Chỉ mong có mẹ chuyện gì cũng qua Vui nào bằng có mẹ cha Tình thâm máu mủ ruột rà yêu thương. (Trích “Mẹ là tất cả”-Lăng Kim Thanh) Câu 1: (0,5 điểm) Xác định thể loại và nêu phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên? Câu 2: (0,5 điểm) Giải thích nghĩa của từ “đường” trong câu thơ: “Soi đường chỉ lối con vào bến mơ”? Tìm một từ đồng âm với từ đó? Câu 3: (0,5 điểm) Nêu nội dung chính của đoạn trích trên? Câu 4: (1,0 điểm) Chỉ ra một biện pháp tu từ và nêu tác dụng của nó trong đoạn thơ : “Mẹ là cơn gió mùa thu Cho con mát mẻ lời ru năm nào” Câu 5: (0,5 điểm) Qua nội dung đoạn trích,em nhận thấy tác giả muốn gửi gắm thông điệp gì?

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 6

Lớp 6 - Là năm đầu tiên của cấp trung học cơ sở. Được sống lại những khỉ niệm như ngày nào còn lần đầu đến lớp 1, được quen bạn mới, ngôi trường mới, một tương lai mới!

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247