Bài thơ Sang thu được viết theo thể thơ năm chữ, nhịp điệu êm ái, trầm lắng, in trong tập Từ chiến hào đến thành phố. Tác phẩm đã miêu tả một khoảnh khắc rất đặc biệt đó là khoảng thời gian giao mùa hết hạ vào thu. Để qua đó, thi nhân thể hiện một tâm hồn nhạy cảm tinh tế, một tấm lòng yêu thiên nhiên tha thiết. Đồng thời, bài thơ còn chứa đựng những triết lí sâu xa về cuộc đời, về con người của nhà thơ.
Mùa thu của Hữu Thỉnh được mở ra không phải với sắc vàng tươi của hoa cúc, cũng không phải với vị thơm ngon của cốm làng Vòng, càng không phải là hình ảnh “lá vàng rơi” mà ta thường bắt gặp trong thơ thu:
Ô hay buồn vương cây ngô đồng
Vàng rơi! Vàng rơi! Thu mênh mông
(Chế Lan Viên)
“Sang thu” ở đây lại mở ra với những sự vật vô hình, bắt đầu bằng hương ổi thơm thoảng phả vào trong gió thu:
“Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se”
Dường như cái hương thơm dịu ấy chỉ thoang thoảng quanh quất đâu đây. Nó không mang cái mùi thơm hăng hắc như hoa sữa, cũng không quá nhẹ để người ta dễ lãng quên. Từ “phả” tạo nên một không gian tràn ngập mùi hương ổi. Làn gió se se lạnh của mùa thu cũng rất khác với cái gió tê tái của mùa đông. Nó chỉ khiến ta hơi co người lại một chút và để rồi thảnh thơi đón nhận cả một lưồng khí thu mát rượt trong lòng và làn gió se ấy còn như cô đặc lại mùi hương ổi để càng thêm nồng nàn hơn. Có lẽ, sẽ chẳng ở đâu có cái gió se lạnh ấy ngoài mùa thu của đất Bắc – cái gió se mà từ lâu vẫn được coi là hồn thu Bắc Bộ. Một hương thơm thu một làn heo may thu đã làm nên cái mở độc đáo cho bài thơ, thậm chí dường như còn độc đáo đến bất ngờ cho cả nhà thơ “Bỗng nhận ra hương ổi”. Thu đến chẳng hề báo trước! Thu sang từ bao giờ Hữu Thỉnh cũng không biết nữa! Ông chỉ nhận ra một sự bất ngờ mà như đã đợi từ lâu lắm. Thu sang mang theo hơi thở của mình và mang theo cả cái vẻ thu mơ màng mờ ảo:
“Sương chùng chình qua ngõ”
Sương thu cũng có cái nét đặc biệt riêng của nó. Nó không tan nhanh như sương mùa hạ, cũng chẳng dầy đặc như sương mùa đông. Sương thu là những làn khói mong manh bay vờn nhẹ trên những nãi nhà, ngoài vườn. Từ “chùng chình” gợi màn sương giăng mắc như có hồn, cố ý chậm lại, vừa mơ hồ vừa động. “Ngõ” vừa là ngõ thực vừa gợi cửa ngõ thời gian thông giữa hai mùa. Sương như còn bâng khuâng, lưu luyến chưa muốn bước hẳn vào thu. Thiên nhiên ở đây được cảm nhận từ những gì vô hình (hương, gió), mờ ảo (sương), nhỏ hẹp và gần (ngỡ). Nhà thơ cảm nhận bước giao mùa bằng sự tổng hòa các giác quan: có khứu giác để tận hưởng mùi hương ổi nồng nàn, có thi giác để thấy sương “chùng chình” và có xúc giác để cảm nhận làn gió thu se sắt. Cảm nhận của nhà thơ có phần đột ngột, bất ngờ:
“Hình như thu đã về”
Câu thơ như lời thầm hỏi, ngỡ ngàng, chưa thể tin. Đây là ấn tượng tổng hợp từ những cảm giác riêng ở trên những vẫn là suy đoán bằng những cảm giác bảng lảng, mơ hồ, rất phù hợp với cảnh giao mùa, chưa rõ rệt. Tâm hồn thi sĩ biến chuyển nhịp nhàng với phút giao mùa của tạo vật. Cảnh sang thu của đất trời thấp thoáng hồn người sang thu.
Bằng thể thơ năm chữ; hình ảnh thơ độc đáo, giàu sức biểu cảm, gợi chiều sâu suy nghĩ; ngôn ngữ trong sáng, nhiều sắc thái biểu cảm, Hữu Thỉnh đã khắc họa vẻ đẹp nhẹ nhàng, sâu lắng khi mùa thu bắt đầu đến. Qua đó thể hiện một tâm hồn tinh tế, nhạy cảm, yêu thiên nhiên sâu sắc của nhà thơ.
Bài thơ “Sang thu” của Hữu Thỉnh đã góp một điệu hồn mới mẻ cho niềm say mê của những người say đắm trước vẻ đẹp của mùa thu quyến rũ. Sự sang thu của tạo vật hòa nhịp với sự sang thu của hồn người, vũ trụ nhỏ hòa với vũ trụ lớn, cái riêng của nhà thơ mang tầm khái quát nhân loại. Hữu Thỉnh đã làm mới cho thơ thu vốn rất đẹp và phong phú. Hơn thế nữa, qua bài thơ này, người đọc còn cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên ở quê hương mình, từ đó, càng yêu và tự hào hơn về đất nước Việt Nam của chúng ta.
“Sang thu” là một bài thơ xuất sắc của Hữu Thỉnh. Khổ thơ mở đầu bài thơ đã để lại cho người đọc những cảm nhận sâu sắc:
“Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về”.
Từ “bỗng” đã thể hiện được sự ngạc nhiên, bất ngờ của tác giả. Chữ “bỗng” được tác giả đặt ở đầu bài thơ như để đánh động mọi giác quan, mọi cảm nhận của độc giả để nhận ra sự chuyển mình của trời đất. Và vào khoảnh khắc ấy hương ổi vừa ngọt ngào vừa nồng nàn đã đánh thức giác quan của thi nhân. Ổi phải chín đến nhường nào, thơm ngon đến nhường nào thì mùi hương của nó mới đủ “phả vào trong gió se”.
Mùi hương ấy đã lan tỏa trong cái rét nhè nhẹ của đất trời, tạo nên một hương ổi ngọt ngào, thanh mát. Nhận ra hương ổi giống như một sự phát hiện nhưng ở đây là phát hiện ra mùi hương vẫn vương vấn mà bấy lâu nay con người hờ hững. Chính vì sự phát hiện ra cái gần gũi xung quanh mình cho nên con người mới có cảm giác ngỡ ngàng đôi chút bối rối ấy.
Phân tích khổ thơ đầu tiên trong bài thơ Sang thu của Hữu ThỉnhTiếp nối những tín hiệu của mùa thu là hình ảnh: “sương chùng chình qua ngõ”. Sương trong câu thơ của Hữu Thỉnh được cảm nhận như một thực thể hữu hình có sự vận động chậm rãi. Từ láy “chùng chình” khiến người đọc liên tưởng đến sự thong thả, yên bình trong cái tĩnh lặng của thiên nhiên. Hình ảnh sương chùng chình qua ngõ cùng với hương ổi phả vào trong gió se là những hình ảnh mùa thu ở thôn quê êm ả thanh bình.
Như vậy, thu đến đã được cảm nhận bằng cả khứu giác và thị giác. Câu hỏi có vẻ dè dặt: “Hình như thu đã về” nhưng thật ra là một lời thông báo rất nhẹ nhàng rằng thu đã đến với tất cả chúng ta. Câu thơ không phải là một lời khẳng định hay một tiếng reo vui mà nó mang chút gì đó thâm trầm, kín đáo của người dân thôn quê.
Chỉ bốn câu thơ nhưng lại để trong lòng người đọc biết bao rung động. Bốn câu thơ còn chứa đựng trong đó là bức tranh thiên nhiên thôn quê khi thu về. Điều này đã khiến đoạn thơ càng trở nên gần gũi, thân thuộc.
Bằng nét vẽ gợi tả, Hữu Thỉnh đã giúp người đọc cảm nhận được sự chuyển mình của mùa thu. Đồng thời qua đây người đọc cũng thấy được khả năng quan sát tinh tế, ngòi bút miêu tả độc đáo của tác giả. Chính điều đó đã góp phần làm nên thành công và tạo chỗ đứng trong lòng độc giả.
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAP247