Trang chủ Lịch Sử Lớp 8 Câu 1. Ngày 1/9/1858, liên quân Pháp và Tây Ban...

Câu 1. Ngày 1/9/1858, liên quân Pháp và Tây Ban Nha mở đầu tấn công xâm lược nước ta theo kế hoạch: A. “Vừa đánh vừa đàm” B. “Đánh ăn chắc, tiến ăn chắc

Câu hỏi :

Câu 1. Ngày 1/9/1858, liên quân Pháp và Tây Ban Nha mở đầu tấn công xâm lược nước ta theo kế hoạch: A. “Vừa đánh vừa đàm” B. “Đánh ăn chắc, tiến ăn chắc” C. “Chinh phục từng gói nhỏ” D. “Đánh nhanh, thắng nhanh” Câu 2. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, khi bị giặc bắt đem ra chém, Nguyễn Trung Trực đã khẳng khái nói: A. “Vì vua cứu nước”. B. “Phá cường địch, báo hoàng ân”. C. “Thà làm quỷ nước Nam còn hơn làm vương đất Bắc”. D. “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây”. Câu 3. Đại diện cho phái chủ chiến của triều đình Huế sau hiệp ước 1883 và 1884 là: A. Tôn Thất Thuyết. B. Nguyễn Trường Tộ. C. Phan Thanh Giản. D. Hoàng Tá Viêm. Câu 4. Sự kiện chấm dứt sự tồn tại của triều đại phong kiến nhà Nguyễn với tư cách là một quốc gia độc lập là: A. quân Pháp đánh chiếm được thành Hà Nội (1882). B. vua Tự Đức qua đời, triều đình rối loạn (1883). C. quân Pháp tiến đánh và chiếm được Thuận An, triều đình phải xin đình chiến (1883). D. triều đình nhà Nguyễn kí với Pháp Hiệp ước Hác-măng (1883) và Pa-tơ-nốt (1884). Câu 5. Tôn Thất Thuyết lấy danh nghĩa vua Hàm Nghi ra “Chiếu cần vương” khi đang ở A. căn cứ Tân Sở (Quảng Trị) B. căn cứ Gò Công. C. kinh thành Huế. D. Thanh Hóa.

Lời giải 1 :

Câu 1: D => Ngày 1-9-1858, liên quân Pháp và TBN mở đầu tấn công xâm lược nước ta theo kế hoạch ''Đánh nhanh thắng nhanh''

Câu 2: D => Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, khi bị giặc bắt đem ra chém, Nguyễn Trung Trực đã khẳng khái nói: ''Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây”

Câu 3: A => Đại diện cho phái chủ chiến là Tôn Thất Thuyết

Câu 4: D => Hiệp ước Hácmăng (1883) và Patơnốt (1884) đã chấm dứt sự tồn tại của triều đình phong kiến nhà Nguyễn với tư cách là một quốc gia độc lập, thay vào đó là chế độ thuộc địa nửa phong kiến kéo dài đến Cách mạng tháng Tám năm 1945

Câu 5: A => Sau khi tấn công tòa Khâm Sứ và đồn Mang Cá thất bại, TTT đưa vua chạy ra Tân Sở (Quảng Trị). Ngày 13-7-1885, TTT thay vua Hàm Nghi ra ''Chiếu Cần Vương''

@LP

Thảo luận

Lời giải 2 :

Câu 1. Ngày 1/9/1858, liên quân Pháp và Tây Ban Nha mở đầu tấn công xâm lược nước ta theo kế hoạch:

A. “Vừa đánh vừa đàm”

B. “Đánh ăn chắc, tiến ăn chắc”

C. “Chinh phục từng gói nhỏ”

D. “Đánh nhanh, thắng nhanh” 

Pháp thể hiện rõ ý đồ đánh nhanh thắng,thắng nhanh khi Pháp-Tây Ban Nha chuẩn bị gồm 16 tàu chiến được trang bị vũ khí  hiện đại nhất và các khẩu đại bác có sức s.thương cao

Câu 2. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, khi bị giặc bắt đem ra chém, Nguyễn Trung Trực đã khẳng khái nói:

A. “Vì vua cứu nước”.

B. “Phá cường địch, báo hoàng ân”.

C. “Thà làm quỷ nước Nam còn hơn làm vương đất Bắc”.

D. “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây”.

Câu 3. Đại diện cho phái chủ chiến của triều đình Huế sau hiệp ước 1883 và 1884 là:

A. Tôn Thất Thuyết.

B. Nguyễn Trường Tộ.

C. Phan Thanh Giản.

D. Hoàng Tá Viêm.

Câu 4. Sự kiện chấm dứt sự tồn tại của triều đại phong kiến nhà Nguyễn với tư cách là một quốc gia độc lập là:

A. quân Pháp đánh chiếm được thành Hà Nội (1882).

B. vua Tự Đức qua đời, triều đình rối loạn (1883).

C. quân Pháp tiến đánh và chiếm được Thuận An, triều đình phải xin đình chiến (1883).

D. triều đình nhà Nguyễn kí với Pháp Hiệp ước Hác-măng (1883) và Pa-tơ-nốt (1884).

Câu 5. Tôn Thất Thuyết lấy danh nghĩa vua Hàm Nghi ra “Chiếu cần vương” khi đang ở

A. căn cứ Tân Sở (Quảng Trị)

Ngày 13-7-1885, Tôn Thất Thuyết lấy danh vua Hàm Nghi xuống chiếu Cần Vương, kêu gọi văn thân, sĩ phu và nhân dân cả nước đứng lên giúp vua đánh giặc

B. căn cứ Gò Công.

C. kinh thành Huế.

D. Thanh Hóa.

@huy84126

Bạn có biết?

Lịch sử là môn khoa học nghiên cứu về quá khứ, đặc biệt là những sự kiện liên quan đến con người. Đây là thuật ngữ chung có liên quan đến các sự kiện trong quá khứ cũng như những ghi nhớ, phát hiện, thu thập, tổ chức, trình bày, giải thích và thông tin về những sự kiện này. Những học giả viết về lịch sử được gọi là nhà sử học. Các sự kiện xảy ra trước khi được ghi chép lại được coi là thời tiền sử.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự 8

Lớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần, sang năm lại là năm cuối cấp áp lực lớn dần nhưng các em vẫn phải chú ý sức khỏe nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247