Trang chủ Hóa Học Lớp 8 Câu 1:(2,5 điểm): Hoàn thành sơ đồ chuyển hóa sau...

Câu 1:(2,5 điểm): Hoàn thành sơ đồ chuyển hóa sau ( ghi điều kiện phản ứng nếu có) và cho biết mỗi loại phản ứng trên thuộc loại phản ứng hóa học nào? a. KCl

Câu hỏi :

Câu 1:(2,5 điểm): Hoàn thành sơ đồ chuyển hóa sau ( ghi điều kiện phản ứng nếu có) và cho biết mỗi loại phản ứng trên thuộc loại phản ứng hóa học nào? a. KClO3 O2 P2O5 H3PO4 b. BaCO3 BaO Ba(OH)2 Câu 2: (3,0 điểm): Nung nóng hoàn toàn 632 gam kali pemanganat Viết phương trình hóa học của phản ứng. Tính khối lượng mangan đi oxít tạo thành sau phản ứng? Tính thể tích chất khí sinh ra sau phản ứng ( Ở đktc)? Câu 3: (2,5 điểm) Một hợp chất khí A gồm hai nguyên tố hóa học là lưu huỳnh và oxi, trong đó lưu huỳnh chiếm 40% theo khối lượng. Hãy tìm công thức hóa học của khí A. Biết tỉ khối của khí A so với không khí 2,759 Câu 4: ( 2,0 điểm) Có 4 khí : O2 , H2 , CO2_và N2 đựng trong 4 lọ riêng biệt . Hãy trình bày phương pháp hóa học nhận biết mỗi lọ khí và viết phản ứng. Câu 5 (3,5 điểm): Cho hỗn hợp gồm CuO và Fe3O4 tác dụng với khí H2 dư ở nhiệt độ cao. Hỏi nếu thu được 29.6 gam kim loại ,trong đó sắt nhiều hơn đồng là 4 gam thì thể tích khí H2 cần dùng (ở điều kiện tiêu chuẩn) là bao nhiêu.? Câu 6(3,0 điểm) Hòa tan 16,25 gam kim loại A (hóa trị II) vào dung dịch HCl, phản ứng kết thúc thu được 5,6 lít khí H2 ở đktc. a. Hãy xác định kim loại A b. Nếu dùng lượng kim loại trên tác dụng hết với dung dịch H2SO4 thì thu được 5,04 lít khí H2 ở đktc. Tính hiệu suất của phản ứng. Câu 7: (3,5 điểm) Cho 17, 2 gam hỗn hợp Ca và CaO tác dụng với lượng nước dư thì thu được 3,36 lít khí hidro ở đktc. a. Viết các phương trình hóa học xảy ra và tính khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp. b. Tính thành phần % theo khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp. ( K=39 , S = 32 , O = 16 , , Cl = 35,5 , Cu = 64 , Ca = 40 ,C = 12 Zn = 65, Mn = 55 , Al = 27 , Fe = 56 , )

Lời giải 1 :

Đáp án:

 

Giải thích các bước giải:

Câu 1:

a,

\(2KClO_3\xrightarrow{t^o} 2KCl+3O_2\)

⇒ Phản ứng phân hủy.

\(5O_2+4P\xrightarrow{t^o} 2P_2O_5\)

⇒ Phản ứng hóa hợp.

\(P_2O_5+3H_2O\to 2H_3PO_4\)

⇒ Phản ứng hóa hợp.

b,

\(BaCO_3\xrightarrow{t^o} BaO+CO_2↑\)

⇒ Phản ứng phân hủy.

\(BaO+H_2O\to Ba(OH)_2\)

⇒ Phản ứng hóa hợp.

Câu 2:

\(\begin{array}{l} PTHH:2KMnO_4\xrightarrow{t^o} K_2MnO_4+MnO_2+O_2\\ n_{KMnO_4}=\dfrac{632}{158}=4\ mol.\\ Theo\ pt:\ n_{MnO_2}=n_{O_2}=\dfrac12n_{KMnO_4}=2\ mol.\\ ⇒m_{MnO_2}=2\times 87=174\ g.\\ ⇒V_{O_2}=2\times 22,4=44,8\ lít.\end{array}\)

Câu 3:

\(\begin{array}{l} M_{A}=2,759\times 29=80\ g/mol.\\ \text{Gọi CTHH của hợp chất là $S_xO_y$}\\ ⇒x=n_{S}=\dfrac{80\times 40\%}{32}=1\\ ⇒y=n_{O}=\dfrac{80\times (100\%-40\%)}{16}=3\\ ⇒\text{CTHH của hợp chất là SO$_3$}\end{array}\)

Câu 4:

Cho tàn đóm đỏ vào 4 lọ khí:

- Lọ khí làm tàn đóm bùng cháy là \(O_2\)

- Ba lọ còn lại không hiện tượng.

Cho \(Ca(OH)_2\) vào 3 lọ khí còn lại:

- Tạo kết tủa và làm đục nước vôi trong là \(CO_2\)

- Hai khí còn lại không hiện tượng.

Dẫn hai khí xòn lại đi qua \(CuO\) nung nóng:

- Khí là \(CuO\) chuyển từ màu đen sang màu đỏ \((Cu)\) là \(H_2\)

- Khí còn lại là \(N_2\)

\(\begin{array}{l} Ca(OH)_2+CO_2\to CaCO_3↓+H_2O\\ CuO+H_2\xrightarrow{t^o} Cu+H_2O\end{array}\)

Câu 5:

\(\begin{array}{l} PTHH:\\ CuO+H_2\xrightarrow{t^o} Cu+H_2O\ (1)\\ Fe_3O_4+4H_2\xrightarrow{t^o} 3Fe+4H_2O\ (2)\\ m_{Fe}=\dfrac{29,6+4}{2}=16,8\ g.\\ ⇒m_{Cu}=29,6-16,8=12,8\ g.\\ ⇒n_{Fe}=\dfrac{16,8}{56}=0,3\ mol.\\ ⇒n_{Cu}=\dfrac{12,8}{64}=0,2\ mol.\\ ⇒∑n_{H_2}=0,2+0,3\times \dfrac{4}{3}=0,6\ mol.\\ ⇒V_{H_2}=0,6\times 22,4=13,44\ lít.\end{array}\)

Câu 6:

\(\begin{array}{l} a,\ PTHH:A+2HCl\to ACl_2+H_2↑\\ n_{H_2}=\dfrac{5,6}{22,4}=0,25\ mol.\\ Theo\ pt:\ n_{A}=n_{H_2}=0,25\ mol.\\ ⇒M_{A}=\dfrac{16,25}{0,25}=65\ g/mol.\\ ⇒\text{Kim loại A là Kẽm (Zn).}\\ b,\ PTHH:Zn+H_2SO_4\to ZnSO_4+H_2↑\\ Theo\ pt:\ n_{H_2}=n_{Zn}=0,25\ mol.\\ ⇒V_{H_2}=0,25\times 22,4=5,6\ lít.\\ ⇒H=\dfrac{5,04}{5,6}\times 100\%=90\%\end{array}\)

Câu 7:

\(\begin{array}{l} a,\ PTHH:\\ Ca+2H_2O\to Ca(OH)_2+H_2↑\ (1)\\ CaO+H_2O\to Ca(OH)_2\ (2)\\ n_{H_2}=\dfrac{3,36}{22,4}=0,15\ mol.\\ Theo\ pt\ (1):\ n_{Ca}=n_{H_2}=0,15\ mol.\\ ⇒m_{Ca}=0,15\times 40=6\ g.\\ ⇒m_{CaO}=17,2-6=11,2\ g.\\ b,\ \%m_{Ca}=\dfrac{6}{17,2}\times 100\%=34,88\%\\ \%m_{CaO}=\dfrac{11,2}{17,2}\times 100\%=65,12\%\end{array}\)

chúc bạn học tốt!

Thảo luận

Bạn có biết?

Hóa học, một nhánh của khoa học tự nhiên, là ngành nghiên cứu về thành phần, cấu trúc, tính chất, và sự thay đổi của vật chất.Hóa học nói về các nguyên tố, hợp chất, nguyên tử, phân tử, và các phản ứng hóa học xảy ra giữa những thành phần đó.Hóa học đôi khi được gọi là "khoa học trung tâm" vì nó là cầu nối các ngành khoa học tự nhiên khác như vật lý học, địa chất học và sinh học.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự 8

Lớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần, sang năm lại là năm cuối cấp áp lực lớn dần nhưng các em vẫn phải chú ý sức khỏe nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247