Trang chủ Địa Lý Lớp 9 1.Sau khi học bài học, học sinh "làm" được gì...

1.Sau khi học bài học, học sinh "làm" được gì để tiếp nhận (chiếm lĩnh) và vận dụng kiến thức, kỹ năng của chủ đề biển đảo Việt NAm? 2. Học sinh sẽ được thực h

Câu hỏi :

1.Sau khi học bài học, học sinh "làm" được gì để tiếp nhận (chiếm lĩnh) và vận dụng kiến thức, kỹ năng của chủ đề biển đảo Việt NAm? 2. Học sinh sẽ được thực hiện các "hoạt động học" nào trong bài học? 3. Thông qua các "hoạt động học" sẽ thực hiện trong bài học, những "biểu hiện cụ thể" của những phẩm chất, năng lực nào có thể được hình thành, phát triển cho học sinh? 4. Khi thực hiện hoạt động để hình thành kiến thức mới trong bài học, học sinh sẽ được sử dụng những thiết bị dạy học/học liệu nào? 5. Học sinh sử dụng thiết bị dạy học/học liệu như thế nào (đọc/nghe/nhìn/làm) để hình thành kiến thức mới? 6. Sản phẩm học tập mà học sinh phải hoàn thành trong hoạt động để hình thành kiến thức mới là gì? 7. Giáo viên cần nhận xét, đánh giá như thế nào về kết quả thực hiện hoạt động để hình thành kiến thức mới của học sinh? 8. Khi thực hiện hoạt động luyện tập/vận dụng kiến thức mới trong bài học, học sinh sẽ được sử dụng những thiết bị dạy học/học liệu nào? 9.Học sinh sử dụng thiết bị dạy học/học liệu như thế nào (đọc/nghe/nhìn/làm) để luyện tập/vận dụng kiến thức mới? 10. Sản phẩm học tập mà học sinh phải hoàn thành trong hoạt động luyện tập/vận dụng kiến thức mới là gì? 11.Giáo viên cần nhận xét, đánh giá như thế nào về kết quả thực hiện hoạt động luyện tập/vận dụng kiến thức mới của học sinh?

Lời giải 1 :

1) Sau khi học bài học, học sinh "làm" được gì để tiếp nhận (chiếm lĩnh) và vận dụng kiến thức, kỹ năng của chủ đề?

+ Học sinh nêu được:

- Biết được các đảo và quần đảo lớn (tên, vị trí)

- Phân tích được ý nghĩa kinh tế của biển, đảo đối với việc phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng.

- Trình bày các hoạt động khai thác tài nguyên biển, đảo và phát triển tổng hợp kinh tế biển.

- Biết Việt Nam là quốc gia có đường bờ biển dài và vùng biển rộng , có nhiều điều kiện để phát triển các ngành kinh tế biển . Hiểu việc phát triển các ngành kinh tế biển phải đi đôi với bảo vệ tài nguyên môi trường biển nhằm phát triển bền vững .

- Nắm được đặc điểm của các ngành kinh tế biển: Đánh bắt và nuôi trồng hải sản, khai thác và chế biến khoáng sản, du lịch, giao thông vận tải biển.

+ Học sinh làm được:

- Vận dụng được những kiến thức, kĩ năng đã học để làm bài tập tốt nhất

2) Học sinh sẽ được thực hiện các "hoạt động học" nào trong bài học?

+ Hoạt động học:

- Hoạt động khám phá vấn đề: Học sinh phải trả lời được câu hỏi “cái gì?”, “tại sao?”, “bằng cách nào?”

- Hoạt động luyện tập:

- Xác định trên bản đồ vị trí, phạm vi vùng biển nước ta. Kể tên và xác định được trên bản đồ vị trí một số đảo và quần đảo lớn từ Bắc vào Nam Phân tích sơ đồ để nhận biết tiềm năng kinh tế biển đảo VN

- Tư duy : Thu thập và xử lí thông tin từ lược đồ / bản đồ và bài viết về ngành khai thác và chế biến khoáng sản biển , giao thông vận tải biển , bảo vệ tài nguyên và môi trường biển- đảo, vấn đề bảo vệ chủ quyền biển – đảo quê hương .

- Phân tích mối quan hệ giữa phát triển các ngành kinh tế biển với việc bảo vệ tài nguyên , môi trường biển – đảo .

- Hoạt động thực hành: Giao nhiệm vụ, học sinh thực hiện, báo cáo, đánh giá.

+ Hoạt động bổ trợ:

- Hoạt động khởi động: Giáo viên tạo hứng thú bằng cách cho học sinh xem video “Con bướm” để dẫn dắt vào bài.

- Hoạt động tổng kết: Làm phiếu bài tập, chia sẻ lại kết quả.
3) Thông qua các "hoạt động học" sẽ thực hiện trong bài học, những "biểu hiện cụ thể" của những phẩm chất, năng lực nào có thể được hình thành, phát triển cho học sinh?

+ Hoạt động 1:

Chia nhóm, thảo luận

+ Hoạt động 2:

Thuyết trình, nêu ý kiến

- Năng lực:

Hợp tác giao tiếp.

Đánh giá

4) Khi thực hiện hoạt động để hình thành kiến thức mới trong bài học, học sinh sẽ được sử dụng những thiết bị dạy học/học liệu nào?

+ Hoạt động 1: Nguồn trang web.

+ Hoạt động 2: Hình ảnh sưu tầm.

5) Học sinh sử dụng thiết bị dạy học/học liệu như thế nào (đọc/nghe/nhìn/làm) để hình thành kiến thức mới?

+ Hoạt động 1:

- Nghe và theo dõi bài giảng

- Trả lời câu hỏi liên quan đến bài học

+ Hoạt động 2:

- Học sinh thảo luận nhóm, trình bày kết quả

6) Sản phẩm học tập mà học sinh phải hoàn thành trong hoạt động để hình thành kiến thức mới là gì?

+ Các câu trả lời của học sinh.

+ Bài học mà học sinh rút ra được.

+ Kết quả thảo luận của nhóm.

7) Giáo viên cần nhận xét, đánh giá như thế nào về kết quả thực hiện hoạt động để hình thành kiến thức mới của học sinh?

+ Khả năng tiếp nhận và sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập:

- Các em hiểu yêu cầu của giáo viên nêu ra.

- Các em tích cực tham gia hoạt động nhóm.

+ Mức độ chủ động, sáng tạo, hợp tác của học sinh:

- Các em nêu được rất nhiều công việc khác nhau, phù hợp với bản thân.

Ví dụ: Nhóm A làm việc sôi nổi, các bạn đều tham gia ý kiến.

Nhóm B hôm nay làm việc có tiến bộ.

+ Tham gia trình bày, kết quả hoạt động của nhóm rõ ràng, biết nhận xét, nêu suy nghĩ của mình về sản phẩm học tập của nhóm bạn.

- Các em trình bày bài to, rõ ràng, đầy đủ ý, đúng nội dung bài tập.

- Các em có lắng nghe bạn trình bày và chia sẻ ý kiến bổ sung của mình cho bài của nhóm bạn.

+ Mức độ đúng đắn, chính xác, phù hợp của các kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh.

- Các nhóm đều hoàn thành yêu cầu của giáo viên.

- Các nhóm đảm bảo đúng thời gian thảo luận.

8) Khi thực hiện hoạt động luyện tập/vận dụng kiến thức mới trong bài học, học sinh sẽ được sử dụng những thiết bị dạy học/học liệu nào?

Bản đồ, alat, SGK, ....

9) Học sinh sử dụng thiết bị dạy học/học liệu như thế nào (đọc/nghe/nhìn/làm) để luyện tập/vận dụng kiến thức mới?

+ Đọc: Học sinh đọc các yêu cầu bài tập xử lý tình huống.

+ Nghe: Học sinh lắng nghe các câu hỏi của giáo viên.

+ Nhìn: Học sinh quan sát tranh, quan sát việc làm của bạn.

+ Làm: Học sinh thực hiện được các việc làm một cách tự giác.

10) Sản phẩm học tập mà học sinh phải hoàn thành trong hoạt động luyện tập/vận dụng kiến thức mới là gì?

+ Các câu trả lời đúng của học sinh.

+ Các việc học sinh tự giác làm.

+ Các hoạt động tích cực mà học sinh tham gia.

11) Giáo viên cần nhận xét, đánh giá như thế nào về kết quả thực hiện hoạt động luyện tập/vận dụng kiến thức mới của học sinh?

+ Khả năng tiếp nhận và sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập:

- Các em hiểu được yêu cầu cô đưa ra.

- Em tích cực tham gia hoạt động.

+ Mức độ tích cực, chủ động, sáng tạo, hợp tác của học sinh trong việc thực hiện các nhiệm vụ học tập.

- Các em biết phối hợp với nhau để trả lời câu hỏi GV đề ra

- Các em đã trao đổi, thảo luận đưa ra cách trả lời tốt

+ Mức độ tham gia tích cực của học sinh trong trình bày, trao đổi, thảo luận về kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.

- Các em trình bày bài to, rõ ràng, đầy đủ ý, đúng nội dung bài tập.

- Các em có lắng nghe bạn trình bày và chia sẻ ý kiến bổ sung của mình cho bài của nhóm bạn.

+ Mức độ đúng đắn, chính xác, phù hợp của các kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh.

- Các nhóm đều hoàn thành yêu cầu của cô

Thảo luận

-- bây giờ m ấnvào đâu để bình chon cho bạn là ctlhn
-- có 2 ng trả lời á
-- à thế đợi ai vào thì m bình chọn cho bạn
-- ok bạn
-- bn ới vô nhóm mk ko ạ

Lời giải 2 :

Ui,mỏi tay quá. Mong bạn cho mình 5 sao,tim vsf ctlhn nhaaaaaaa

image
image
image

Bạn có biết?

Địa lí học (trong tiếng Hy Lạp γεωγραφία, geographia, nghĩa là "mô tả Trái Đất") là một lĩnh vực khoa học nghiên cứu về các vùng đất, địa hình, dân cư và các hiện tượng trên Trái Đất. Dịch sát nghĩa sẽ là "nhằm mô tả hoặc viết về Trái Đất".

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự 9

Lớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247