Trang chủ Ngữ văn Lớp 12 Ba mươi tám người đã đi ra khỏi làng Hà-ro...

Ba mươi tám người đã đi ra khỏi làng Hà-ro rồi. Hàng rào của Pháp, Núp đã cắt từ khi nào. Họ nhìn lên trời cao. Một cái ngôi sao ở xa lắm đang tụt dần xuống mộ

Câu hỏi :

Ba mươi tám người đã đi ra khỏi làng Hà-ro rồi. Hàng rào của Pháp, Núp đã cắt từ khi nào. Họ nhìn lên trời cao. Một cái ngôi sao ở xa lắm đang tụt dần xuống một đỉnh núi: đó là đỉnh núi Chư-lây. Ở chân núi đó có con suối Kông Hoa, có tiếng con nít mới đẻ khóc oe oe. Ở đó có làng Kông Hoa nghèo khổ, đốt đi làm lại không biết mấy lần rồi; nhưng cũng ở đó mới có vui, mới có tiếng đàn tơ rưng của Ghíp, tiếng kèn đing năm hoà lẫn với tiếng phụ nữ hát ở rẫy. Ở đó người làng biết thương yêu nhau, đùm bọc nhau; ở đó có rẫy lúa chín do anh Núp bày làm trước mùa bây giờ tươi tốt không biết bao nhiêu. Ở đó bây giờ kham khổ, nhưng nhất định anh Cầm, bộ đội sẽ lên, sẽ sung sướng hơn bây giờ nhiều lắm. Năm năm chịu khổ đánh giặc, Kông Hoa mới được như vậy đó. Có đi sống tập trung gần một tháng ở Hà-ro, mới so sánh được như thế, mới thấy được như thế. […] Tảng sáng hôm sau, gặp năm mươi người của bok Pa dẫn ra đón. Mừng quá, chỉ biết ôm nhau, rồi thả ra, giục nhau: - Thôi, đi mau lên, đi mau lên, về tới làng hãy nói chuyện… Bok Sring và Xíp dẫn lũ làng đi về trước. Bok Pa, Núp, Ghíp, một số thanh niên ở lại sau, cắm chông đầy tất cả các đường đi về làng Kông Hoa. Đến trưa, súng nổ, Pháp đuổi theo, sáu thằng bị chông. Chúng phải kéo nhau về… Làng Kông Hoa lại đủ mặt chín mươi người. Đêm nay Núp bàn với bok Pa phải chuyển làng lần nữa. Chống với Pháp còn lâu còn dài. Xíp hỏi: - Đánh Pháp đến khi nào mới thôi? Núp nói: - Đánh đến khi hơn Pháp, hết Pháp ở đất nước mình mới thôi. Đánh đời mình chưa xong, thì đánh đến đời con, đời cháu mình nữa. (Trích tiểu thuyết Đất nước đứng lên, Nguyên Ngọc, NXB Hồng Bàng, 2018) Chú thích: - Núp: Anh hùng Quân đội Đinh Núp, người Ba- na, rất nổi tiếng trong kháng chiến chống thực dân Pháp. - Bok: bác (từ xưng hô của một số dân tộc Tây Nguyên). Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. Câu 2. Nêu nội dung chính của đoạn trích. Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong các câu văn sau: “Ở chân núi đó có con suối Kông Hoa, có tiếng con nít mới đẻ khóc oe oe. Ở đó có làng Kông Hoa nghèo khổ, đốt đi làm lại không biết mấy lần rồi; nhưng cũng ở đó mới có vui, mới có tiếng đàn tơ-rưng của Ghíp, tiếng kèn đing-nam hoà lẫn với tiếng phụ nữ hát ở rẫy. Ở đó người làng biết thương yêu nhau, đùm bọc nhau; ở đó có rẫy lúa chín do anh Núp bày làm trước mùa bây giờ tươi tốt không biết bao nhiêu.” Câu 4. Câu nói của nhân vật Núp ở cuối đoạn trích “Đánh đến khi hơn Pháp, hết Pháp ở đất nước mình mới thôi. Đánh đời mình chưa xong, thì đánh đến đời con, đời cháu mình nữa” gợi cho anh (chị) suy nghĩ gì?

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 12

Lớp 12 - Năm cuối ở cấp tiểu học, năm học quan trọng nhất trong đời học sinh trải qua bao năm học tập, bao nhiêu kì vọng của người thân xung quanh ta. Những nỗi lo về thi đại học và định hướng tương lai thật là nặng. Hãy tin vào bản thân là mình sẽ làm được rồi tương lai mới chờ đợi các em!

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247