Trang chủ Ngữ văn Lớp 8 viết đoạn văn theo hình thức quy nạp cảm nhận...

viết đoạn văn theo hình thức quy nạp cảm nhận về 4 câu thơ đầu khổ 2 bài thơ quê hương câu hỏi 4078498 - hoctapsgk.com

Câu hỏi :

viết đoạn văn theo hình thức quy nạp cảm nhận về 4 câu thơ đầu khổ 2 bài thơ quê hương

Lời giải 1 :

Bài thơ " Quê hương " của nhà thơ Tế Hanh là một bài thơ hay nói về tình yêu quê hương và sự gắn bó với làng chài vùng biển của tác giả. Đoạn thơ thứ hai trong bài thơ là một đoạn thơ hay miêu tả cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi trong tư thế đầy khỏe khoắn , vui tươi . Chiến thuyền ra khơi với tâm thế sẵn sàng cho một buổi lao động đầy tươi vui , hứng khởi. Nhà văn đã so sánh " Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã " . Chỉ một câu thơ ấy thôi , ta thấy được sự dũng mãnh , mạnh mẽ , nhanh nhẹn của con tàu khi vượt trùng khơi ra biển lớn , cùng với đó là sự hồ hởi, tư thế tráng sĩ của trai làng biển .Với những động tác nhanh nhẹn , dứt khoát , con thuyền nhanh chóng " phăng mái chèo " để mạnh mẽ " vượt trường giang " . Bên cạnh hình ảnh con thuyền , hình ảnh cánh buồm được tác giả so sánh với “mảnh hồn làng”. Cách so sánh ấy rất hay và độc đáo . Tác giả đã lấy một cái hữu hình là cánh buồm để nói về một cái vô hình là mảnh hồn làng , khiến cho hình ảnh quê hương trở nên gần gũi và thân thương hơn. Cánh buồm quen thuộc gắn bó bao đời với dân chài nay trở nên thiêng liêng và lớn lao lạ kì. Nó trở thành nơi lưu giữ hồn cốt của quê hương , là tình yêu nghề , yêu làng xóm của những người dân làng biển theo đoàn thuyền ra khơi . Cánh buồm ấy cùng hòa nhịp với người dân, đang “rướn thân” mình ra để vươn ra biển khơi . Như vậy, dưới ngòi bút tài tình và cảm hứng lãng mạn của nhà thơ Tế Hanh, đọan thơ tả cảnh người dân chài ra khơi đánh cá đã giúp cho người đọc cảm nhận được khí thế hăng say lao động, sự khỏe khoắn, tràn đầy sức lực, sức sống của người dân làng chài trong chuyến ra khơi và tình yêu quê hương sâu đậm của người dân chài. Chính điều này đã làm nên cái hay , cái đẹp của tác phẩm và góp phần đem đến thành công cho tác phẩm

Thảo luận

Lời giải 2 :

Trong suốt cuộc đời sáng tác thơ của mình, quê hương chính là nguồn cảm hứng thi ca bất tận của Tế Hanh.(1) Khi xa quê hương, tác giả luôn nhớ về quê hương với các hình ảnh cánh buồm, con thuyền và đặc biệt là hình ảnh người dân chài lưới. Hình ảnh đó được thể hiện qua hai câu thơ:
                                                            "Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng
                                                              Cả thân hình nồng thở vị xa xăm."(2)
Dưới ngòi bút điêu luyện và tài năng của Tế Hanh, câu thơ thứ nhất hiện lên như là hình ảnh tả thực về ngoại hình và làn da của người dân chài lưới.(3) Làn da "ngăm rám nắng" là làn da màu nâu, khỏe khoắn, săn chắc mang theo vị muối của biển khơi.(4) Câu thơ trên cho thấy sự vất vả của người dân làng chài.(5) Câu thơ thứ hai "cả thân hình nồng thở vị xa xăm", vị xa xăm ở đây là vị của nắng của vị gió, và vị muối mặn của biển ngấm vào cơ thể cường tráng của người dân chài.(6) Tất cả những điều đó đã tạo thành mùi vị đặc trưng chỉ có ở người dân miền biển.(7) Đó là những con người mang vẻ đẹp của tâm hồn phóng khoáng.(8) Tóm lại hai câu thơ trên đã thể hiện được hình ảnh người dân miền biển khỏe khoắn, qua đó ta cũng thấy được tình yêu quê hương da diết, tình yêu con người quê mình sâu nặng của nhà thơ Tế Hanh.(9) Ôi, tình yêu của tác của tác giả Tế Hanh giành cho quê hương thật to lớn và thủy chung biết bao!(10)
- Câu cảm thán có trong đoạn văn: "Ôi, tình yêu của tác của tác giả Tế Hanh giành cho quê hương thật to lớn và thủy chung biết bao!

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 8

Lớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần, sang năm lại là năm cuối cấp áp lực lớn dần nhưng các em vẫn phải chú ý sức khỏe nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247