Đáp án: Câu5
a,Hệ hô hấp gồm các cơ quan ở đường dẫn khí và 2 lá phổi. Đường dẫn khí có chức năng : dẫn khí đi vào và bảo vệ phổi. Phổi là nơi trao đổi khí giữa cơ thể và môi trg ngoài.
b, Sự tạo thành nc tiểu diễn ra 3 quá trình:
+ Quá trình lọc máu để tạo thành nc tiểu đầu ( diễn ra ở cầu thận ) .
+ Quá trình hấp thụ lại các chất cần thiết như các chất dinh dg ,muối khoáng ( diễn ra ở ống thận)
+ Quá trình bài tiết tp những chất k cần thiết để tạo thành nc tiểu chính thức ( diễn ra ở ống thận )
Giải thích các bước giải:
Đáp án+Giải thích các bước giải:
Câu 5:
a)
- Hô hấp là quá trình cung cấp Oxy cho các tế bào cơ thể và thải khí Cacbonic ra ngoài.
- Hô hấp gồm 3 giai đoạn chủ yếu:
+ Sự thở: trao đổi khí ở phổi với môi trường.
+ Trao đổi khí ở phổi: CO2 từ máu vào tế bào phổi, O2 từ tế bào phổi vào máu.
+ Trao đồi khí ở tế bào: O2 từ máu vào tế bào, CO2 từ tế bào vào máu.
b)
- Quá trình tái hấp thu nước tại ống góp đóng vai trò rất quan trọng và có sự hỗ trợ đáng kể từ hormon chống lợi niệu ADH. Đồng thời, các ion chất thải và ion Hydro đi từ mao mạch vào ống thận. Quá trình này được gọi là bài tiết nước tiểu
- Quá trình tạo nước tiểu của thận được thực hiện thông qua 3 giai đoạn:
+ Quá trình lọc ở cầu thận.
+ Quá trình tái hấp thu các chất từ ống thận vào máu.
+ Quá trình bài tiết một số chất thải từ máu vào lại ống thận.
Câu 6 :
a)
- Động mạch: lòng hẹp hơn tĩnh mạch, có thành dày nhất trong 3 loại mạch gồm 3 lớp (mô liên kết, cơ trơn, biểu bì), có khả năng đàn hồi => phù hợp với chức năng nhận một lượng lớn máu từ tâm thất với vận tốc nhanh, áp lực lớn.
- Tĩnh mạch: có thành mỏng hơn ít đàn hồi hơn động mạch, có lòng rộng => phù hợp với chức năng nhận máu từ các cơ quan và vận chuyển về tim với vận tốc chậm, áp lực nhỏ; có các van một chiều ở những nơi máu chảy ngược chiều trọng lực
- Mao mạch: có thành rất mỏng, phân nhánh nhiều.
b)
- Nhịp thở của chúng ta sẽ tăng vì càng lên cao không khí càng loãng nên nhịp thở chúng ta sẽ tăng lên đễ cung cấp đủ oxi
Câu 7 :
a)
- hệ tuần hoàn máu gồm 2 vòng tuần hoàn : vòng tuần hoàn nhỏ và vòng tuần hoàn lớn
tham khảo hình nhé bạn ;
+ Máu trong vòng tuần hoàn nhỏ được bắt đầu từ tâm thất phải (1) qua dộng mạch phổi (2), rồi vào mao mạch phổi (3), qua tĩnh mạch phổi (4) rồi trở về tâm nhĩ trái (5).
+ Máu trong vòng tuần hoàn lớn được bắt đầu từ tâm thất trái (6) qua động mạch chủ (7), rồi tới các mao mạch phần trên cơ thể (8) và các mao mạch phần dưới cơ thể (9), từ mao mạch phần trên cơ thể qua tĩnh mạch chủ trên (10) rồi trở về tâm nhĩ phải (12), từ các mao mạch phần dưới cơ thể qua tĩnh mạch chủ dưới (11) rồi cũng trở về tâm nhĩ phải (12).
b)
Ở vùng núi cao có không khí loãng hơn, nồng độ oxi thấp, nên những người sống ở vùng này có đặc điểm thích nghi bằng cách tăng hàm lượng hồng cầu trong máu, nhịp tim và nhịp thở sâu hơn để tăng hiệu quả trao đổi khí. Khi vận động viên về đồng bằng chơi thể thao, nơi có nồng độ oxi cao hơn, thì chỉ cần với nhịp tim và nhịp thở chậm cũng đã đủ để hoạt động, hiệu quả hô hấp tuần hoàn sẽ cao hơn.
- Do vậy, trước khi đấu vận động viên thường lên vùng núi cao để tập luyện làm tăng hiệu quả hoạt động của hệ hô hấp tuần hoàn, nâng cao thành tích thi đấu
Sinh học hay sinh vật học (tiếng Anh: biology bắt nguồn từ Hy Lạp với bios là sự sống và logos là môn học) là một môn khoa học nghiên cứu về thế giới sinh vật. Nó là một nhánh của khoa học tự nhiên, tập trung nghiên cứu các cá thể sống, mối quan hệ giữa chúng với nhau và với môi trường. Nó miêu tả những đặc điểm và tập tính của sinh vật (ví dụ: cấu trúc, chức năng, sự phát triển, môi trường sống), cách thức các cá thể và loài tồn tại (ví dụ: nguồn gốc, sự tiến hóa và phân bổ của chúng).
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAP247