Cây phượng là loài hoa của học trò chúng em. Màu đỏ của nó được nhờ từ sự tinh khiết của nắng, của gió và của thiên nhiên. Cây phượng vĩ do bàn tay khéo léo của cô trồng lên. Em sẽ không bao giờ quên cây phượng.
Em cũng không rõ cây phượng vĩ bao nhiêu tuổi rồi, nhưng có lẽ cây phượng vĩ đã già vì trông nó cao lớn đứng sừng sững ở góc sân trường em. Cũng bởi lẽ đó chúng em coi phượng vĩ như một người bạn lớn bảo vệ ngôi trưởng và che chở cho chúng em. Thân cây phượng to hơn một vòng tay người lớn, nó khoác lên mình một lớp vỏ màu nâu sần sùi. Gốc cây to, rễ cây bám sâu vào lòng đất và một số nổi lên trên mặt đất như những chú rắn đang bò quanh gốc cây. Những cành phượng có cành to cành nhỏ, cành cao cành thấp như những cánh tay đang vươn lên để đón những ánh nắng mặt trời. Vào mùa hè trời nắng chói chang, những chiếc lá to, rộng đã để lại những bóng mát cho chúng em chơi.Khi mùa hè gõ cửa cũng đến lúc cây phượng vĩ trường em lặng lẽ, khoe ra những chiếc tán to tròn, đợi chờ học sinh đến để che nắng. Vào mùa thu, lá chuyển dần màu đỏ, học trò chúng em rất thích nhặt những lá phượng, mùa thu cũng gần se lạnh nên đã có gió. Khi mùa thu kết thúc chị đông cũng đã đến gõ cửa để bắt đầu một mùa mới. Mùa đông, lá phượng rụng hết , chỉ còn trơ lại thân cây, cành gầy guộc. Lá phượng rụng, cũng đã đến lúc chúng em và các bác lao cộng cũng phải quét dọn để cho sân trường sạch đẹp. Mùa xuân, những chồi non sẽ mọc ra và nó cũng rất xinh, không chỉ những chồi non mà những lá xanh nõn,lá me non cũng rất đẹp. Để cây phượng sống lâu, em và các thầy cô, bạn bè sẽ luôn luôn tưới cây, chăm sóc nó thường xuyên để cây phượng luôn đẹp đồng hành cùng thầy và trò.
Em rất yêu cây phượng vĩ, , cây phượng vĩ như một người bạn lớn của học trò chúng em. Mai sau, dù có lên cấp hai em sẽ không bao giờ quên người bạn lớn này học trò chúng em, nhìn hoa phượng nở đỏ, chúng em đều biết mùa hè đã đến. Em sẽ không quên được hình ảnh cây phượng này.
@Minhanh2012
Khu vườn nhà em trồng rất loại cây ăn quả, nhưng cây vải thiều mang lại cho em nhiều kỷ niệm nhất. Nhà em có một cây vải được trồng từ rất lâu đời. Mẹ em bảo rằng từ thời ông nội đã có rồi, cho đến hiện nay hằng năm nó vẫn sai trĩu quả.
Nội em rất thích chăm sóc cây cối trong nhà, và đặc biệt là cây vải thiều. Nội chăm sóc nó cẩn thận đến mức cây vải thiều mỗi khi vào mùa thường mọc nặng trĩu quả, quả nào cũng to và căng mọng khiến cho những đứa trẻ như em luôn khao khát được thưởng thức ngay khi nhìn.
Cây vải của Nội rất cao và to, nó cao hơn mái nhà của nội, tán cây được xòe rộng và vươn rất xa, rất dẻo dai, những tán cây xếp tầng nhìn như một cái ô to đủ để che mát cho mười đứa nhỏ. Thân cây vải to bằng một vòng tay của em, rất sần sùi. Lá cây vải nhỏ nhắn, nhìn giống lá nhãn, những lá có màu xanh thẫm hơn.
Cây vải thương thay đổi theo mùa. Mùa xuân cây khoác trên mình màu xanh mơn mởn bởi những chồi non đang nảy lộc, mùa thu cây lại có một màu vàng đến mùa đông cây trông khẳng khiu hơn bởi lá đã bị rụng sắp hết. Nhưng đến mùa hạ, cây lại trở nên thật oai phong bởi cành lá sum sê, hoa thơm kết trái ngọt.
Hoa của cây vải có màu trắng, bông hoa nhỏ xíu li ti như điểm nhấn trên chiếc áo xanh sẫm những chấm bi, khiến cây trở nên xinh đẹp lạ thường. Quả vải cứ thế đã lớn lên từng ngày, chỉ chờ chực để vươn cao, vươn to hơn. Với lớp vỏ nhìn trơn mịn, căng bóng nhưng đến khi bạn sờ vào sẽ cảm thấy hơi nhám nhám đầu tay. Và đến khi tháng tư âm lịch đến, mùa vải chín bắt đầu. Một màu đỏ thẫm bảo phủ khắp những tán cây, kẻ lá, lấn lướt hết cả màu xanh của lá. Và lan tỏa một mùi thơm ngọt khắp cả khu vườn.
Ông em thường hái những trái vải thơm ngon này để cho chúng em ăn, và để cho những bác hàng xóm thân thiết. Trái vải là lộc của trời, nên ai ai cũng yêu thích một thức quả thân yêu này
Em rất yêu quý cây vải, vải như là một người bạn vô hình, để lại những kỉ niệm đáng nhớ. Dù lớn lên em đi xa không còn ở đây nữa nhưng em vẫn không thể quên những kỉ niệm với cây vải thiều.
Tiếng Việt, cũng gọi là tiếng Việt Nam Việt ngữ là ngôn ngữ của người Việt và là ngôn ngữ chính thức tại Việt Nam. Đây là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam cùng với hơn 4 triệu Việt kiều. Tiếng Việt còn là ngôn ngữ thứ hai của các dân tộc thiểu số tại Việt Nam và là ngôn ngữ dân tộc thiểu số tại Cộng hòa Séc.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 4 - Năm thứ bốn ở cấp tiểu học, kiến thức ngày một tăng, sắp đến năm cuối cấp nên các em cần chú đến học tập nhé!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAP247