Trang chủ Sinh Học Lớp 7 Động vật nguyên sinh có : trùng roi,trùng giày,trùng kiết...

Động vật nguyên sinh có : trùng roi,trùng giày,trùng kiết lị,trùng sốt rét,trùng biến hình Em hãy vẽ sơ đồ tư duy về động vật nguyên sinh

Câu hỏi :

Động vật nguyên sinh có : trùng roi,trùng giày,trùng kiết lị,trùng sốt rét,trùng biến hình Em hãy vẽ sơ đồ tư duy về động vật nguyên sinh

Lời giải 1 :

xin hay nhất

image

Thảo luận

Lời giải 2 :

.Trùng roi xanh:

1)Dinh dưỡng -Vừa tự dưỡng, vừa dị dưỡng.

                        -Hô hấp qua màng cơ thể.

                        -Bài tiết và điều chỉnh áp suất thẩm thấu nhờ không bào co bóp

2)Sinh sản:-Sinh sản vô tính bằng cách phân đôi

                   -Nhân nằm ở phía sau cơ thể sinh sản, nhân phân đôi trước, tiếp theo là chất nguyên sinh và các bào quan. Cơ thể phân đôi theo chiều dọc.

3)Tập đoàn trùng roi : Tập đoàn trùng roi gồm nhiều tế bào có roi liên kết lại với nhau tạo thành. Chúng gợi ra mối quan hệ về nguồn gốc giữa động vật đơn bào và động vật đa bào.

Trùng biến hình

a) Cấu tạo:

-Gồm một tế bào có: +Chất nguyên sinh lỏng, nhân. 

                                    +Không bào tiêu hóa, không bào co bóp.

b) Di chuyển: -Nhờ chân giả (do chất nguyên sinh dồn về một phía).

c) Dinh dưỡng:

-Tiêu hóa nội bào: 

+Khi một chân giả tiếp cận mồi (tảo, vi khuẩn, vụn hữu cơ...)

+Lập tức hình thành chân giả thứ hai vây lấy mồi 

+Hai chân giả kéo dài nuốt mồi vào sâu trong chất nguyên sinh

+Không bào tiêu hóa tạo thành bao lấy mồi, tiêu hóa mồi  nhờ dịch tiêu hóa

-Bài tiết: chất thừa dần đến không bào co bóp -> thải ra ngoài ở mọi vị trí trên cơ thể-Trao đổi qua màng không khí

d) Sinh sản:-Vô tính bằng cách phân đôi cơ thể

Trùng giày:

a)Dinh dưỡng:

-Thức ăn->miệng->hầu->tiêu hóa ở không bào tiêu hóa(biến đổi nhờ enzim tiêu hóa)

-Chất thải được thải ra ngoài qua lỗ thoát ở thành cơ thể
b) Sinh sản:

-Vô tính: bằng cách phân đôi cơ thể theo chiều ngang

-Hữu tính: bằng cách tiếp hợp

Trùng kiết lị:

-Thích nghi với lối sống kí sinh ở thành ruột

-Phá hoại hồng cầu gây bệnh nguy hiểm, bệnh nhau đau bụng, đi ngoài phân có lẫn máu và chất nhày. Đó là triệu chứng của bệnh kiết lị.

-Trùng kiết lị có chân giả rất ngắn

.Trùng sốt rét:

a) cấu tạo và dinh dưỡng:

-Trùng sốt rét có kích thước nhỏ, không có bộ phận di chuyển, không có các không bào, hoạt động dinh dưỡng thực hiện qua màng tế bào

-Thích nghi với kí sinh máu trong người, thành ruột và tuyến nước bọt của muỗi Anôphen

b )Vòng đời:

-Trùng sốt rét do muỗi Anôphen truyền vào máu người. Chúng chui vào hồng cầu để kí sinh và sinh sản cùng lúc cho nhiều trùng sốt rét mới, phá vỡ hồng cầu chui ra và lại chui vào nhiều hồng cầu khác, tiếp tục chu kì hủy hoại hồng cầu

Từ những í mình lập trình ra cậu tự vẽ thành sơ đồ nha

                                                                       CHÚC CẬU HỌC TỐT !

image

Bạn có biết?

Sinh học hay sinh vật học (tiếng Anh: biology bắt nguồn từ Hy Lạp với bios là sự sống và logos là môn học) là một môn khoa học nghiên cứu về thế giới sinh vật. Nó là một nhánh của khoa học tự nhiên, tập trung nghiên cứu các cá thể sống, mối quan hệ giữa chúng với nhau và với môi trường. Nó miêu tả những đặc điểm và tập tính của sinh vật (ví dụ: cấu trúc, chức năng, sự phát triển, môi trường sống), cách thức các cá thể và loài tồn tại (ví dụ: nguồn gốc, sự tiến hóa và phân bổ của chúng).

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự 7

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247