- Năm 939, Ngô Quyền lên ngôi vua, chọn Cổ Loa làm kinh đô. Hơn 10 thế kỉ thống trị của các triều đại phong kiến phương Bắc đã chấm dứt. Nền độc lập và chủ quyền của đất nước được giữ vững.
* Những việc làm của Ngô Quyền:
- Bỏ chức tiết độ sứ của phong kiến phương Bắc, thiết lập một triều đình mới ở trung ương. Vua đứng đầu triều đình, quyết định mọi công việc chính trị, ngoại giao, quân sự;
- Đặt ra các chức quan văn, võ, quy định các lễ nghi trong triều và màu sắc trang phục của quan lại các cấp.
- Ở địa phương, Ngô Quyền cử các tướng có công coi giữ các châu quan trọng. Đinh Công Trứ làm Thứ sử Hoan Châu (Nghệ An, Hà Tĩnh), Kiều Công Hãn làm Thứ sử Phong Châu (Phú Thọ)...
=> Đất nước được yên bình.
* Nhận xét: Nền quân chủ mang tính chất sơ khai, đặt nền móng cho quốc gia thống nhất sau này.
1.
-năm 939, Ngô Quyền lênh ngôi vua, chọn Cổ Loa làm kinh đô. Chấm dứt hơn 10 TK thống trị của triều đại phong kiến phương Bắc.
-Qua sơ đồ,ta thấy được bộ máy nhà nước thời Ngô còn rất đơn giản.
2.
- Vì cuộc tấn công này chỉ để tiêu diệt những khu tập trung nhiều lương thực,vũ khí chứ không phải tấn công để xâm lược. Lí Thường Kiệt đã có ý tưởng rất độc đáo , sáng tạo để tránh sự xâm lược của quân Tống làm như vậy để nhà Tống không còn lương thực vũ khí để xâm lược nước ta.
3.
-Nguyên Nhân:
+ Toàn dân, đoàn kết đánh giặc quyết chiến quyết thắng và các quý tộc, vương hầu nhà Trần đoàn kết còn có sự đóng góp của các danh tướng như Trần Hưng Đạo, Trần Khánh Dư, Trần Quang Khải, Trần Nhật Duật.
-Ý nghĩa
+Đánh tan âm mưu xâm lược nc Đại Việt của quân Mông nguyên.
+Bảo vệ độc lập, lãnh thổ và quyền tự chủ đất nc của dân tộc .
+Khẳng định sức mạnh của dân tộc Việt Nam.
4.
Hồ Quý Ly đã thực hiện những cải cách trên nhiều lĩnh vực như
Về chính trị:
- Cải tổ hàng ngũ võ quan, thay thế dần các võ quan cao cấp do quý tộc tôn thất nhà Trần nắm giữ bằng những người không phải họ Trần nhưng có tài năng và thân cận với mình.
- Hồ Quý Ly cho đổi tên một số đơn vị hành chính cấp trấn và quy định cụ thể, rõ ràng cách làm việc của bộ máy chính quyền các cấp.
- Đặt lệ cử các quan ở triều đình về các lộ thăm hỏi đời sống nhân dân và tìm hiểu tình hình làm việc của quan lại để thăng hay giáng chức.
Về kinh tế tài chính:
- Phát hành tiền giấy thay thế tiền đồng.
- Ban hành chính sách hạn điền.
- Quy định lại biểu thuế đinh, thuế ruộng.
Về xã hội:
- Ban hành chính sách hạn chế số nô tì được nuôi của các vương hầu, quý tộc, quan lại.
- Những năm có nạn đói, nhà Hồ lệnh cho các quan địa phương đi khám xét, bắt nhà giàu thừa thóc phải bán cho dân đói và tổ chức nơi chữa bệnh cho dân.
Về văn hoá, giáo dục:
- Bắt các nhà sư chưa đến 50 tuổi phải hoàn tục.
- Cho dịch sách chữ Hán ra chữ Nôm để dạy cho vua Trần và phi tần, cung nữ.
- Sửa đổi cả chế độ thi cử, học tập.
Về quân sự:
-Thực hiện một số biện pháp nhằm tăng cường củng cố quân sự và quốc phòng.
- Nhận xét:
+ Ông là một nhà yêu nước có tài năng, có hoài bão, tiến bộ, là một trong những nhà cải cách nổi tiếng trong lịch sử nước ta thời phong kiến.
5.
- Kinh tế nông nghiệp sa sút, nhiều năm mất mùa, đói kém.
- Đời sống nhân dân ngày càng bấp bênh, cực khổ.
-Nhiều nông dân phải bán ruộng đất, vợ, con cho các quý tộc, địa chủ và trở thành nô tì, bị bóc lột nặng nề.
Lịch sử là môn khoa học nghiên cứu về quá khứ, đặc biệt là những sự kiện liên quan đến con người. Đây là thuật ngữ chung có liên quan đến các sự kiện trong quá khứ cũng như những ghi nhớ, phát hiện, thu thập, tổ chức, trình bày, giải thích và thông tin về những sự kiện này. Những học giả viết về lịch sử được gọi là nhà sử học. Các sự kiện xảy ra trước khi được ghi chép lại được coi là thời tiền sử.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAP247