Trang chủ GDCD Lớp 6 Nghị luận: Trẻ em cần có tiếng nói trong gia...

Nghị luận: Trẻ em cần có tiếng nói trong gia đình( càng dài càng tốt) Viết bài văn nhé các b 9h45 mk phải nộp rồi câu hỏi 3082997 - hoctapsgk.com

Câu hỏi :

Nghị luận: Trẻ em cần có tiếng nói trong gia đình( càng dài càng tốt) Viết bài văn nhé các b 9h45 mk phải nộp rồi

Lời giải 1 :

Qua khảo sát thực tế, phần lớn trẻ em được hỏi cho rằng các em được quan tâm, chăm sóc, được tôn trọng, được thể hiện sở thích, quan điểm của mình. Song vẫn còn không ít trường hợp trẻ cho rằng các em chưa được tôn trọng, thường bị bố mẹ áp đặt, phân biệt đối xử. 

Có thể thấy, sự khác biệt trong nhận thức, quan điểm, tâm lý của cha mẹ và trẻ nếu không tìm được tiếng nói chung rất dễ khiến cho trẻ ngại giao tiếp, đóng kín tâm hồn không muốn chia sẻ cùng bố mẹ. Điều này tạo thành rào cản vô hình trong việc quan tâm, chăm sóc cũng như định hướng, giáo dục cho trẻ. Hơn thế, nó có thể dẫn đến suy nghĩ và hành vi tiêu cực, lệch lạc của trẻ, khiến trẻ dễ sa vào những cạm bẫy, tệ nạn xã hội.

Trong Công ước của Liên hợp quốc về Quyền trẻ em nhấn mạnh một số nội dung quan trọng: Trẻ em có quyền tự do bày tỏ ý kiến; các quốc gia thành viên phải bảo đảm cho trẻ em có đủ khả năng hình thành quan điểm riêng của mình, được quyền tự do phát biểu những quan điểm đó về mọi vấn đề tác động đến trẻ em và những quan điểm của trẻ em phải được coi trọng một cách thích đáng, tương ứng với độ tuổi và mức độ trưởng thành của trẻ em. Hiểu đơn giản, dù trong gia đình hay xã hội trẻ em có quyền tham gia vào các hoạt động, được bày tỏ ý kiến; cha mẹ hay bất cứ ai cũng cần tôn trọng và thực hiện quyền tham gia của trẻ em. Song, thực tế, cha mẹ rất yêu thương, chiều chuộng con cái mình, nhưng việc tôn trọng, lắng nghe các ý kiến, nguyện vọng của trẻ em lại chưa được các bậc phụ huynh quan tâm đúng mức. Nhiều bậc cha mẹ chưa nhận thức đầy đủ về quyền tham gia của trẻ. Vì thế việc trẻ em được bày tỏ ý kiến hoặc tham gia vào quá trình ra quyết định bị xem nhẹ.

Đặc biệt trong xã hội hiện nay, do tác động tiêu cực của kinh tế thị trường, của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, nhiều gia đình, cha mẹ không dành thời gian giao tiếp, tương tác, chơi với con, lắng nghe con nói. Thay vào đó cha mẹ dành phần lớn thời gian cho công việc và thiết bị thông minh, internet, phó mặc hoàn toàn con cái cho nhà trường, ông, bà hoặc người giúp việc. Từ chỗ ít hoặc không lắng nghe con, dần sẽ không hiểu con, không biết con nghĩ gì, muốn gì và làm gì. Từ đó dẫn đến ít và khó chia sẻ với con, khiến trẻ lạc lõng, có suy nghĩ, tâm lý lệch lạc dễ dẫn đến những hành vi tiêu cực.

Những mong mỏi từ các em cho thấy, người lớn trong gia đình cần lắng nghe, tôn trọng quyết định của con trẻ. Bởi điều này giúp con tự tin, vui vẻ hơn khi chia sẻ những tâm tư, khúc mắc của mình. Con trẻ suy nghĩ rất đơn giản, chúng chỉ muốn hàng ngày cha mẹ dành thời gian quan tâm, trò chuyện, lắng nghe con nhiều hơn và cho con cơ hội tự quyết định việc của mình.

          Đâyyy nkaaa bạn

Thảo luận

-- B tự viết à
-- Mk cảm ơn
-- ko có gì ạ

Lời giải 2 :

Trẻ con thường được mọi người coi thường,thường ko được lên tiếng trong gia đình.Họ cứ nghĩ là các em ấy con bé

Bạn có biết?

Giáo dục công dân (GDCD) là một hệ thống kiến thức liên quan đến nhiều lĩnh vực như triết học, đạo đức học, kinh tế chính trị học, chủ nghĩa xã hội khoa học, pháp luật, đường lối, quan điểm của Đảng, một số chính sách quan trọng của Nhà nước Việt Nam.

Nguồn : kiến thức

Tâm sự 6

Lớp 6 - Là năm đầu tiên của cấp trung học cơ sở. Được sống lại những khỉ niệm như ngày nào còn lần đầu đến lớp 1, được quen bạn mới, ngôi trường mới, một tương lai mới!

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247