`a)`
`-` Đoạn thơ trên trích trong bài thơ "Viếng Lăng Bác".
`-` Nhà thơ: Viễn Phương.
`-` Hoàn cảnh sáng tác: bài thơ được sáng tác tháng 4 năm 1976, khi lăng Bác vừa kháng thành.
`b)`
`-` Đại ý đoạn thơ: Cảm xúc của nhà thơ trước dòng người vào viếng lăng Bác.
`-` Biện pháp tu từ chính: Ẩn dụ.
`-` Tác dụng:
"Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ"
`->` Hình ảnh "mặt trời" trong câu thơ trên là một ẩn dụ đầy sáng tạo khi nói về Bác. Bác tỏa sáng vĩ đại như mặt trời. Bác mãi là vầng dương soi sáng và sưởi ấm, tiếp thêm sức mạnh cho dân tộc ta trên con đường đi tới tương lai.
"Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân..."
`->` Hình ảnh "dòng người đi trong thương" vừa thực vừa ảo. "dòng người" được tác giả ví như "tràng hoa" là một ẩn dụ. Dòng người vào viếng Bác đi thành vòng tròn gợi cho ta liên tưởng đến tràng hoa dâng lên Người.
a) đoạn thơ trên trích trong bài thơ "Viếng lăng Bác" của Viễn Phương, hoàn cảnh ra đời: ngay sau khi đất nước giành được độc lập vào năm 1976
b) đại ý:
nói về hình ảnh ẩn dụ tuyệt đẹp của Bác, và công lao to lớn của Bác đối với đất nước, dân tộc.
-Trong những câu thơ trên, Viễn Phương thật tài hoa khi sử dụng phép tu từ nhân hoá và ẩn dụ. “Mặt trời trong lăng” chính là Bác Hồ vô cùng kính yêu và vĩ đại. Ngầm so sánh với mặt trời, nhà thơ đã thầm ngợi ca sự vĩ đại của Bác. Nếu như mặt trời của tự nhiên mang ánh sáng đèn cho nhân loại thì Bác là người mang ánh sáng tự do đến cho dân tộc. Không chỉ vậy, nếu như mặt trời bất tử cùng tự nhiên vũ trụ thì Bác Hồ cũng sẽ bất tử cùng non nước Việt Nam tươi đẹp. Câu thơ thể hiện niềm tin yêu thành kính vô bờ đôi với Bác Hồ của nhà thơ. Đặc biệt, được kết hợp với phép nhân hoá “Mặt trời đi qua... thấy...mặt trời trong lăng rất đỏ” ta còn có cảm giác như mặt trời của tự nhiên cũng phải ngắm nhìn, chiêm ngưỡng mặt trời của dân tộc - chính là Bác Hồ kính yêu... Không chi Viễn Phương mà cả non sông đang tụ họp về đây “đi trong thương nhớ” tưởng niệm anh linh của Bác. Và đặc biệt, dòng người tuôn trào, bất tận ấy đang “kết tràng hoa” tươi thắm để kính dâng lên “bảy mươi chín mùa xuân” trong sáng - bảy mươi chín năm Bác sống cùng non sông gấm vóc. Những liên tưởng kì diệu ấy của nhà thơ hoàn toàn dựa trên những hình ảnh có thực. Dòng người vào lăng viếng Bác chẳng những có muôn vàn sắc áo mà còn mang nhiều màu da, đến từ nhiều vùng miền khác nhau của đất nước, của thế giới. Tất cả đến lăng Bác với niềm tin yêu, sự tôn kính vô bờ. Vậy mỗi con người là một tấm lòng, là một bông hoa để dòng người kết thành tràng hoa tươi thắm. Điệp từ “ngày ngày” được lặp lại đến hai lần đến sự bất tử của Bác, lòng thành kính của nhân loại đối với Bác sẽ trường tồn cùng thời gian. Đồng thời câu thơ cuối cùng là một câu thơ 9 tiếng - câu thơ phá luật khiến nhịp thơ như dài ra, theo đó, tràng hoa dâng lên Bác cũng như kéo dài ra bất tận, niềm xúc động tuôn trào không sao kìm giữ được.
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAP247