TÀI LIỆUCơ hội và thách thức khi Việt Nam là:
Cơ hội
Thứ nhất
Với quan điểm và nguyên tắc rõ ràng, việt nam đẩy nhanh quá trình hội nhập. đường lối ở tầm vĩ mô không thể tránh khỏi đối với sự phát triển của quá trình tham gia toàn cầu hoá thực tế có ý nghĩa rất lớn đối với sự nghiệp đổi mới, hội nhập của việt nam. từ nhận thức này trong những năm qua việt nam đã có bước chuyển đổi lớn trong chính sách phát triển kinh tế đối ngoại. các chính sách này đều theo hướng tự do hoá, tất nhiên ở các tầng lớp khác nhau phụ thuộc vào thực lực của mỗi lĩnh vực.
Thứ hai
Tham gia toàn cầu hóa chính là tranh thủ các điều kiện quốc tế để tranh thủ tiềm năng nước nhà, phục vụ cho việc nâng cao đời sống nhân dân. việt nam là nước có tài nguyên thiên nhiên phong phú nhưng chưa được khai thác hiệu quả. với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú không chỉ tạo ta điều kiện cho việc phát triển các ngành khai thác chế biến mà còn thu hút đầu tư của các công ty nước ngoài. trên cơ sở các nguồn tài nguyên thiên nhiên có sẵn, việt nam có thể xác lập cơ cấu ngành kinh tế với những sản phẩm có tính cạnh tranh đáp ứng được nhu cầu trị trường thế giới.
Thứ ba
Trong điều kiện nền kinh tế thế giới đang quá độ sang nền kinh tế trí tuệ, khoa học và công nghệ phát triển mạnh trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, chi phối mọi lĩnh vực kinh tế xã hội nhưng cũng không thể thay thế vai trò của nguồn lực lao động. hơn nữa, bản thân nguồn lực lao động còn là nhân tố sáng tạo ra công nghệ thiết bị mới và sử dụng chúng trong quá trình phát triển kinh tế.
Trên thực tiễn nhièu công ty nước ngoài vào việt nam, một trong những lý do quan trọng là tận dụng nguồn lực lao động dồi dào, rẻ và có khả năng tiếp thu công nghệ mới của việt nam. theo đánh giá của các công ty nhật bản khi phân tích lợi thế môi trường kinh doanh của các quốc gia asean, việt nam đứng thứ 7 trong tổng số các quốc gia (10 quốc gia) lớn hơn lào, campuchia và myanma
nguồn:thời báo kinh tế, năm 2001
.
Hội nhập kinh tế quốc tế đã tạo ra cơ hội để nguồn lực của nước ta khai thông giao lưu với thế giơí bên ngoài. việt nam đã xuất khẩu lao động qua các hợp đồng gia công chế biến hàng xuất khẩu và nhập khẩu lao động kỹ thuật công nghệ mới rất cần thiết. như vậy với lợi thế nhất định về nguồn lao động cho phép lựa chọn dạng hình phù hợp tham gia vào hội nhập và qúa trình hội nhập đã tạo điều kiện để nâng cao chất lượng nguồn lao động việt nam.
Thứ tư
Việt nam đẩy nhanh tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế trong điều kiện đất nước hoà bình, chính trị-xã hội ổn định. đây là cơ hội rất quan trọng để tập trung phát triển kinh tế, mở rộng quan hệ đối ngoại.
Với sự đổi mới phát triển hơn 17 năm qua việt nam đã thu được kết quả rất đáng tự hào. sau gần hai thập kỷ tăng trưởng gdp đã tăng lên gấp 2 lần, từ nước nhập khẩu lương thực trở thành nước có mức xuất khẩu gạo lớn. năm 2002 xuất khẩu gạo của việt nam đạt 3,5 triệu tấn, năm 2001-3,55 triệu tấn, năm 2002-3,25 triệu tấn, việt nam trở thành nước xuất khẩu gạo đứng thứ 2 trên thế giới
nguồn: số liệu của tổng cục thống kê năm 2002
.
Cùng với mức đó, đời sống vật chất và văn hoá tinh thần của nhân dân được cải thiện. thành qủa này tạo ra niềm tin vững chắc của toàn dân vào sự nghiệp đổi mới.
Thứ năm
Mặc dù kinh tế việt nam chưa phát triển nhưng không phải hội nhập với hai bàn tay trắng, ngoài tài nguyên thiên nhiên nguồn lực cùng với sự ổn đinh về chính trị xã hội, việt nam cũng có kinh nghiệm nhất định sau hơn 17 năm đổi mới, hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới.
Cơ hội chỉ phát huy tác dụng khi chúng ta biết nắm bắt lấy nó. nhận thức một cách đúng đắn và đầy đủ các cơ hội để khai thác triệt để sẽ giúp cho nền kinh tế việt nam phát triển. khi nền kinh tế việt nam phát triển hơn bên cạnh các thuận lợi chung cho mọi thành phần kinh tế.
Thách thức
Bên cạnh những thuận lợi kể trên nền kinh tế việt nam còn nhiều thách thức trong đó đặc biệt là năm thách thức sau đây:
Thứ nhất
Tiềm lực vật chất của việt nam còn yếu, nguồn nhân lực dồi dào nhưng nói chung là có kỹ năng không cao, điều này khiến cho hệ thống phân công lao động quốc tế gặp nhiều bất cập. khó khăn này thể hiện ở chỗ năng lực tiếp cận khoa học công nghệ chủ yếu, khó phát huy lợi thế của nước đi sau trong việc tiếp cận các nguồn lực sẵn có từ bên ngoài để nâng cao cơ sở hạ tầng kỹ thuật dẫn đến nguy cơ việt nam có thể trở thành “bãi rác” của các công nghệ lạc hậu. với quy mô vốn nhỏ như các doanh nghiệp vừa và nhỏ (dnvvn) thì khả năng nhập các công nghệ lạc hậu càng lớn.
Thứ hai
Sự cạnh tranh, đặc biệt là cả các sản phẩm công nghiệp còn quá thấp do đó việt nam gặp nhiều khó khăn trong việc củng cố và phát triển các thị trường mới trong điều kiện nhiều nước đang phát triển cùng chọ chiến lược tăng cường hướng về xuất khẩu nên việt nam sẽ bị áp lực cạnh tranh ngay tại thị trường nội địa; việc mở rộng thị trường nội địa theo afta, wto có thể biến việt nam thành thị trường tiêu thụ sản phẩm nước ngoài. hàng hoá nước ngoài chất lượng cao lại được cắt giảm thuế, điều này khiến cho hàng hoá của các dnvvn bị cạnh tranh gay gắt.
Thứ ba
Do tri thức và trình độ kinh doanh của các goanh nghiệp còn thấp, cộng với hệ thống tài chính và ngân hàng còn yếu kém nên dễ nị tổn thương và bị thao túng nếu tự do hoá thị trường vốn sớm; từ kinh nghiệm của các nước ngoài và quốc tế ngày càng tăng.
Thứ tư
Hệ thống thông tin viến thông toàn cầu hoá với tư cách là một thứ quyền lực siêu hàng đang phát triển nhanh có thể gây ra tác động tiêu cức trực tiếp đến an ninh kinh tế, văn hoá, xã hội theo hướng gây rối loạn và làm lợi cho các thế lực bên ngoài. vấn đề là kiểm soát việc tự do hoá thông tin, truyền thông như thế nào để không từ bỏ lợi ích tận dụng khai thác nó mà vẫn hạn chế tối đa nguy cơ gây thiệt hại sảy ra.
Thứ năm
Trong quan hệ kinh tế đối ngoại, chủ yếu là với các quốc gia có tiềm lực mạnh có thể chứa đựng những yếu tố tiêu cực như muốn kìm hãm thậm chí gây sức ép buộc việt nam phải thay đổi định hướng, mục đích phát triển.
1. Tự do thương mại mở rộng, hàng rào thuế quan giữa các nước bị bãi bỏ hoặc giảm xuống, hàng hóa có điều kiện lưu thông rộng rãi.
2. KH - CN có tác động sâu sắc mọi mặt của đời sống KTTG…Muốn có sức mạnh KT phải làm chủ được các ngành: ĐT&Tin học, năng lượng nguyên tử, hóa dầu, hàng không Vũ trụ, CN Sinh học.
3. Các siêu cường KT áp đặt lối sống nền văn hóa của mình đối với các nước khác. Các giá trị đạo đức của nhân loại được xây dựng hàng chục thế kỉ nay đang có nguy cơ bị xói mòn.
4. Toàn cầu hóa gây áp lực đối với tự nhiên, làm cho môi trường suy thoái trên phạm vi toàn cầu và trong mỗi quốc gia. Trong quá trình đổi mới công nghệ, các nước phát triển đã chuyển các công nghệ lỗi thời, gây ô nhiễm sang các nước đang phát triển.
5. Toàn cầu hóa các QG có thể nhanh chóng đón đầu công nghệ hiện đại, áp dụng ngay vào quá trình phát triển KT-XH
6. Toàn cầu hóa tạo điều kiện chuyển giao những thành tựu mới về công nghệ, quản lí, sản xuất, kinh doanh.
7. Toàn cầu hóa tạo cơ hội để các nước thực hiện chủ trương đa phương hóa qua hệ quốc tế, chủ động khai thác thành tựu KH Công nghệ tiên tiến của các nước khác.
Địa lí học (trong tiếng Hy Lạp γεωγραφία, geographia, nghĩa là "mô tả Trái Đất") là một lĩnh vực khoa học nghiên cứu về các vùng đất, địa hình, dân cư và các hiện tượng trên Trái Đất. Dịch sát nghĩa sẽ là "nhằm mô tả hoặc viết về Trái Đất".
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 11 - Năm thứ hai ở cấp trung học phổ thông, gần đến năm cuối cấp nên học tập là nhiệm vụ quan trọng nhất. Nghe nhiều đến định hướng sau này rồi học đại học. Ôi nhiều lúc thật là sợ, hoang mang nhưng các em hãy tự tin và tìm dần điều mà mình muốn là trong tương lai nhé!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAP247