Trong thời kì văn học trung đại, có lẽ nhân vật Thúy Kiều trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du là người phụ nữ đẹp nhất. Thông qua bút pháp thơ ca tài hoa và nội tâm sâu sắc của Nguyễn Du, Thúy Kiều như một hình tượng tiêu biểu cho vẻ đẹp thể xác và tâm hồn của người phụ nữ phong kiến xưa.“Đoạn trường tân thanh” hay “Truyện Kiều” là một tác phẩm truyện thơ của đại thi hào dân tộc Nguyễn Du. Qua đó, Nguyễn Du muốn bày tỏ niềm tự hào, sự ngợi ca về vẻ đẹp và phẩm chất người phụ nữ phong kiến đồng thời khắc họa số phận bi thương của họ như một cách tố cáo xã hội lễ giáo hà khắc, bất công.
Trước hết, nói tới vẻ đẹp bề ngoài. Thơ ca trung đại nói riêng và văn học Việt Nam nói chung không thiếu những người phụ nữ đẹp. Đó là nàng Kiều Nguyệt Nga đài các, “liễu yếu đào tơ” hay bà Hồ Xuân Hương đẹp mặn mà “vừa trắng lại vừa tròn”. Ngay trong tác phẩm “Truyện Kiều”, Nguyễn Du cũng đồng thời khắc họa vẻ đẹp của hai chị em Thúy Vân và Thúy Kiều. Họ xuất hiện trong lời giới thiệu ngắn gọn mà vẫn cho thấy vẻ đẹp:
“Đầu lòng hai ả tố nga”
Từ “ả” cho thấy một vẻ đẹp dáng hình mềm mại, uyển chuyện, thướt tha, tình tứ. Từ “tố nga” cho thấy vóc dáng thanh thoát, sáng ngời như hoa như ngọc. Chỉ một câu thơ 6 chữ nhưng tác giả đã nói lên được vẻ ngoài đài các, nữ tính của nhân vật.
Thể hiện rõ vẻ đẹp của mỗi người, Nguyễn Du đã khéo léo dùng nét đẹp của cô em Thúy Vân để nổi bật nên vẻ đẹp toàn diện “mười phân vẹn mười”, “Nghiêng nước nghiêng thành” của Thúy Kiều.
Nói về Vân, Nguyễn Du đặt vẻ đẹp của nàng trong thế thắng tuyệt đối trước thiên nhiên:
“Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang
Hoa cười ngọc thốt đoan trang
Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da.”
Những “trăng”, “hoa”, “ngọc”, “mây”, “tuyết” … đã là đẹp nhất của tạo hóa, nhưng vẫn phải chịu thua trước vẻ đẹp nàng Vân. Thế mà so với Thúy Vân, Nguyễn Du viết:
“Kiều càng sắc sảo, mặn mà
So bề tài sắc lại là phần hơn”.
Nếu như Vân đẹp phúc hậu, đoan trang, thanh lịch như quý bà thì Kiều lại thiên về nét đẹp sắc sảo, đằm thắm, đậm vị của một tuyệt thế giai nhân. Đó là:
“Làn thu thuỷ nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh”
Mặt khác, vẻ đẹp của Thúy Kiều còn nằm ở cái tài. Khác với Vân không được Nguyễn Du đề cập tới tài năng, Kiều được nhà thơ dành nhiều khoảng rộng để trổ tài:
“Thông minh vốn sẵn tính trời
Pha mùi thi hoạ đủ mùi ca ngâm
Cung thương làu bậc ngũ âm
Nghề riêng ăn đứt Hồ cầm một trương
Khúc nhà tay lựa nên chương
Một thiên bạc mệnh lại càng não nhân”
Thúy Kiều cũng là một người phụ nữ chung thủy. Tuy rằng mối tình đẹp với Kim Trọng tan vỡ, nhưng suốt đời Kiều luôn day dứt vì “phụ chàng Kim”. Kiều sẵn sàng hi sinh hạnh phúc của mình để “trao duyên” cho Thúy Vân, nhờ em gái thay mình tiếp duyên nồng.
Tóm lại, nhân vật Thúy Kiều trong tác phẩm “Truyện Kiều” của Nguyễn Du hiện nên như một giai nhân tuyệt sắc và đa tài. Vẻ đẹp của Thúy Kiều mang điềm báo về một cuộc đời đa mang, sóng gió, tiêu biểu cho những kiếp “tài hoa bạc mệnh” trong xã hội cường quyền. Vì thế, trong bài thơ “Kính gửi Cụ Nguyễn Du”, nhà thơ Tố Hữu đã viết:
“Tiếng thơ ai động đất trời,
Nghe như non nước vọng lời ngàn thu…”
mình gửi bạn
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAP247