Trang chủ Vật Lý Lớp 9 Tổng hợp lý thuyết + công thức của tài liệu...

Tổng hợp lý thuyết + công thức của tài liệu học vật lý 9 tập ạ ( hoặc ai có đề cương lý thuyết mình xin cũng được hehe ) - câu hỏi 3087540

Câu hỏi :

Tổng hợp lý thuyết + công thức của tài liệu học vật lý 9 tập ạ ( hoặc ai có đề cương lý thuyết mình xin cũng được hehe )

Lời giải 1 :

$\\$ Toàn bộ công thức ta học ở chương `1` vật lý `9`, về điệncó thể tóm gọn như sau :

Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây và tỉ lệ nghịch với điện trở của dây.
$\\$ $\bullet$ Công thức về định luật ôm :
$\\$ `I = U/R` 

$\\$ Trong đó :
$\\$ `I` : Cường độ dòng điện `(A)`

$\\$ `U:` Hiệu điện thế đặt vào mạch `(U)`

$\\$` R:` Điện trở tương đương của mạch `(Omega)`

$\\$ Từ công thức trên, ta cũng suy ra được các công thức khác như :
$\\$ `{(U = I.R),(R = U/I):}`

$\\$ $\bullet$ Công thức về mạch mắc nối tiếp, song song (đã được học từ lớp 7, chỉ có tính điện trở tương đương là mới.

$\\$ `+)` Với mạch mắc nối tiếp :

$\\$ $\begin{cases} U = U_1 + U_2 + U_3 + ... \\ I = I_1 = I_2 = I_3 = ... \\ R_{tđ} = R_1 + R_2 + R_3 + …  \end{cases}$ 

$\\$ `+)` Với mạch mắc song song :

$\\$ $\begin{cases} U = U_1 = U_2 = U_3 = ... \\ I = I_1 + I_2 + I_3 + ... \\ \dfrac{1}{R_{tđ}} = \dfrac{1}{R_1} + \dfrac{1}{R_2} + \dfrac{1}{R_3} + ...  \end{cases}$ 

$\\$ Từ đó , ta suy ra :
$\\$ `I_1/I_2 = R_2/R_1`

$\\$ $\bullet$ Công thức tính điện trở của dây dẫn :
$\\$` R = p.l/S`

$\\$ Trong đó :
$\\$ `R` : Điện trở của dây    `(Omega)`

$\\$` p:` Điện trở suất           `(Omega.m)`

$\\$` S` : Tiết diện của dây    `(m^2)`

$\\$ Từ công thức trên, ta suy ra được :
$\\$ $\begin{cases} S = \dfrac{p.l}{R} \\ l = \dfrac{R.S}{p} \\ p = \dfrac{R.S}{l}\end{cases}$ 

$\\$ $\bullet$ Công thức tính công suất

$\\$ `mathcalP = UI = U^2/R = I^2R`

$\\$ $\bullet$ Lí thuyết về biến trở và điện trở dùng trong kĩ thuật 

$\\$ `-` Biến trở là điện trở có thể thay đôi trị số, dùng để thay đổi Cường độ dòng điện qua mạch 

$\\$ `-` Điện trở dùng trong kĩ thuật được biểu thị bằng các vòng màu : Xanh, đỏ, ... 

$\\$ Trong đó :
$\\$ `mathcalP :` Công suất `(W)`

$\\$ `U;I;R` đơn vị như các câu trên

$\\$ $\bullet$ Công của dòng điện :

$\\$ Từ công thức `A = mathcalP.t = U^2/R. t = I^2.R.t = U.I.t`

$\\$ Trong đó :
$\\$ `mathcalP : ` Công suất tiêu thụ `(W; kW;...)`

$\\$ `t :` Thời gian tiêu thụ : `(s; h)`

$\\$ `U:` Hiệu điện thế 2 đầu mạch `(V)`

$\\$ `R:` Điện trở của thiết bị tiêu thụ `(Omega)`

$\\$ `I:` Cường độ dòng điện qua mạch `(A)`

$\\$` A:` Lượng điện năng tiêu thụ `(J;kWh)`

$\\$ Có 2 đơn vị thường dùng là `J;kWh`

$\\$ `+) 1J = 3,6.10^6kWh`

$\\$ `+) 1kWh = 1/(3,6.10^6)J`

$\\$ `-` Lưu ý : 1 số đếm của công tơ điện tương ứng với `1kWh` điện năng tiêu thụ.

$\\$ Phát biểu :
$\\$ Nhiệt lượng toả ra trên dây dẫn tỉ lệ thuận với bình phương cường độ dòng điện qua dây, với điện trở của dây và thời gian dòng điện qua dây

$\\$ Theo định luật Jun- Lenxo, điện năng được chuyển hoá thành nhiệt năng qua công thức :
$\\$ `Q = I^2.R.t`

$\\$ Trong đó :

$\\$ `R:` Điện trở của thiết bị tiêu thụ `(Omega)`

$\\$ `I:` Cường độ dòng điện qua mạch `(A)`

$\\$ `t :` Thời gian tiêu thụ : `(s)`

$\\$ `Q :` Nhiệt lượng toả ra `(J)`

$\\$ `-` $\bullet$  Công thức ngoài (lớp dưới)

$\\$ `Q = mcDeltat^o`

$\\$ Trong đó :
$\\$ `Q : ` Nhiệt lượng `(J)`

$\\$ `m : ` Khối lượng của vật `(kg)`

$\\$ `c:` Nhiệt dung riêng của chất làm vật `(J//kg.K)`

$\\$ `Deltat^o :` Độ tăng nhiệt độ

$\\$ $\bullet$ `D = m/V`

$\\$ Trong đó :
$\\$ `D : ` Khối lượng riêng của chất làm dây dẫn `(kg//m^23; g//cm^3)`

$\\$ `m:` Khối lượng của dây : `(kg;g)`

$\\$ `V:` Thể tích của dây dẫn : `(m^3;cm^3)`

$\\$ $\bullet$ `V = S.l`

$\\$ Trong đó : 

$\\$ `V:` Thể tích của dây `(m^3)`

$\\$` S:` Tiết diện của dây `(m^2)`

$\\$ `l :` Chiều dài của dây `(m)`

$\\$ $\bullet$ Công thức diện tích của dây (đường tròn, tiết diện đều)

$\\$ `S = pir^2 = (pid^2)/4`

$\\$ Trong đó : 

$\\$` r :` Bán kính của dây `(m;cm;mm)`

$\\$ `d:` Đường kính của dây `(= 2r)`

$\\$ `S:` Tiết diện của dây `(m^2;cm^2;mm^2)`

$\\$ $\bullet$ Công thức tính chu vi của dây (đường tròn, tiết diện đều)

$\\$` C = 2pir = 2pid`

$\\$ Trong đó : 

$\\$` r :` Bán kính của dây `(m;cm;mm)`

$\\$ `d:` Đường kính của dây `(= 2r)`

$\\$` C:` Chu vi của dây `(m;cm;mm)`

$\\$ `->` Công thức tính số vòng dây cuốn quanh biến trở là :
$\\$` n = l/C`

 

Thảo luận

-- bạn có thể thêm chương 2 luôn dc k ạ
-- mình tưởng `Chuong1:` thôi ạ , mình xin lỗi, nhưng mà nếu thêm chương `2 +` cả năm như bạn nói thì khá nhiều đó ạ ! Bạn nên chia nhỏ câu hỏi ra, mình cảm ơn !
-- Công thức `Chương2` thì chỉ có là công suất hao phí do tỏa nhiệt trên đường dây tải điện thôi ạ
-- oki ạ cảm ơn nhiều nha
-- Mình gửi bạn công thức : `mathcalP_(hp) = I^2.R = mathcalP^2. R/U^2`

Lời giải 2 :

Đáp án:+Giải thích các bước giải:

1- Định luật Ôm: Cường độ dòng điện qua dây dẫn tỷ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây và tỷ lệ nghịch với điện trở của dây

Công thức: I = U/R

Trong đó: I: Cường độ dòng điện (A),

U Hiệu điện thế (V)

R Điện trở

Ta có: 1A = 1000mA và 1mA = 10-3A

*Chú ý:

- Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế giữa hai dầu dây dẫn là đường thẳng đi qua gốc tọa độ (U = 0; I = 0)

Với cùng một dây dẫn (cùng một điện trở) thì: U1/U2=R1/R2

2- Điện trở dây dẫn:

Trị số R =U/I không đổi với một dây dẫn được gọi là điện trở của dây dẫn đó

Đơn vị: Ôm

*Chú ý:

- Điện trở của một dây dẫn là đại lượng đặc trưng cho tính cản trở dòng điện của dây dẫn đó.

Điện trở của dây dẫn chỉ phụ thuộc vào bản thân dây dẫn.

II- ĐỊNH LUẬT ÔM CHO ĐOẠN MẠCH CÓ CÁC ĐIỆN TRỞ MẮC NỐI TIẾP

1/ Cường độ dòng điện và hiệu điện thế trong đoạn mạch mắc nối tiếp

- Cường độ dòng điện có giá trị như nhau tại mọi điểm:

I=I1=I2=...=In

- Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch bằng tổng hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở thành phần:

U=U1+U2

2/ Điện trở tƣơng đƣơng của đoạn mạch nối tiếp

a.  Điện trở tương đương (Rtđ)=R1+R2+RN của một đoạn mạch là điện trở có thể thay thế cho các điện trở trong mạch, sao cho giá trị của hiệu điện thế và cường độ dòng điện trong mạch không thay đổi.

b. Điện trở tương đương của đoạn mạch nối tiếp bằng tổng các điện trở hợp thành:

(Rtđ)=R1+R2+RN

3/ Hệ quả: Trong đoạn mạch mắc nối tiếp (cùng I) hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở tỉ lệ thuận với điện trở đó

III- ĐỊNH LUẬT ÔM CHO ĐOẠN MẠCH CÓ CÁC ĐIỆN TRỞ MẮC SONG SONG

1/ Cường độ dòng điện và hiệu điện thế trong đoạn mạch mắc song song

- Cường độ dòng điện trong mạch chính bằng tổng cường độ dòng điện trong các mạch rẽ:

I=I1+I2+..+In

- Hiệu điện thế hai đầu đoạn mạch song song bằng hiệu điện thế hai đầu mỗi đoạn mạch rẽ

U=U1=U2=U3

2/ Điện trở tương đương của đoạn mạch song song

- Nghịch đảo điện trở tương đương của đoạn mạch song song bằng tổng các nghịch đảo điện trở các đoạn mạch rẽ:

1/RAB = 1/R1 + 1/R2 +….+ 1/Rn

3/ Hệ quả

Mạch điện gồm hai điện trở mắc song thì

- Cường độ dòng điện chạy qua mỗi điện trở (cùng U) tỷ lệ nghịch với điện trở đó: 

IV- ĐIỆN TRỞ DÂY DẪN PHỤ THUỘC VÀO CÁC YẾU TỐ CỦA DÂY

Điện trở dây dẫn tỷ lệ thuận với chiều dài của dây, tỉ lệ nghịch với tiết diện của dây và phụ thuộc vào vật liệu làm dây dẫn

Công thức tính điện trở của dây dẫn (điện trở thuần)

R = ρ.L/S

Trong đó: l là chiều dài dây dẫn

S tiết diện của dây

 điện trở suất

R điện trở suất

* Ý nghĩa của điện trở suất

- Điện trở suất của một vật liệu (hay một chất liệu) có trị số bằng điện trở của một đoạn dây dẫn hình trụ được làm bằng vật liệu đó có chiều dài là 1m và tiết diện là 1 m.2

- Điện trở suất của vật liệu càng nhỏ thì vật liệu đó dẫn điện càng tốt.

*Chú ý:

- Hai dây dẫn cùng chất liệu, cùng tiết diện 

- Hai dây dẫn cùng chất liệu, cùng chiều dài 

- Hai dây dẫn cùng chất liệu: 

- Công thức tính tiết diện của dây theo bán kính (R) và đường kính dây (d):

V- BIẾN TRỞ – ĐIỆN TRỞ DÙNG TRONG KỸ THUẬT

1/ Biến trở

Được dùng để thay đổi cường độ dòng điện trong mạch.

- Các loại biến trở được sử dụng là: biến trở con chạy, biến trở tay quay, biến trở than (chiết áp). Biến trở là điện trở có thể thay đổi trị số và dùng để điều chỉnh cường độ dòng điện trong mạch.

- Kí hiệu trong mạch vẽ:

2/ Điện trở dùng trong kỹ thuật

- Điện trở dùng trong kỹ thuật thường có trị số rất lớn.

- Được chế tạo bằng lớp than hoặc lớp kim loại mỏng phủ ngoài một lớp cách điện

- Có hai cách ghi trị số điện trở dùng trong kỹ thuật là:

+ Trị số được ghi trên điện trở.

+ Trị số được thể hiện bằng các vòng màu sơn trên điện trở (4 vòng màu).

VI- CÔNG SUẤT ĐIỆN

1) Công suất điện: Công suất điện trong một đoạn mạch bằng tích hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch với cường độ dòng điện qua nó.

- Công thức:P=U.I

Trong đó: P công suất (W);

U hiệu điện thế (V);

I cường độ dòng điện (A)

- Đơn vị: Oắt 

2) Hệ quả: Nếu đoạn mạch cho điện trở R thì công suất điện cũng có thể tính bằng công thức:

hoặc  hoặc tính công suất bằng 

3) Chú ý

- Số oát ghi trên mỗi dụng cụ điện cho biết công suất định mức của dụng cụ đó, nghĩa là công suất điện của dụng cụ khi nó hoạt động bình thường.

- Trên mỗi dụng cụ điện thường có ghi: giá trị hiệu điện thế định mức và công suất định mức.Trên mỗi dụng cụ điện thường có ghi: giá trị hiệu điện thế định mức và công suất định mức.

Ví dụ: Trên một bòng đèn có ghi 220V – 75W nghĩa là: bóng đèn sáng bình thường khi đựơc sử dụng với nguồn điện có hiệu điện thế 220V thì công suất điện qua bóng đèn là 75W.

- Trong đoạn mạch mắc nối tiếp (cùng I) thì:  (công suất tỉ lệ thuận với điện trở)

- Trong đoạn mạch mắc song song (cùng U) thì  (công suất tỉ lệ nghịch với điện trở)

.............

Bạn có biết?

Vật lý học (tiếng Anh:physics, từ tiếng Hi Lạp cổ: φύσις có nghĩa là kiến thức về tự nhiên) là một môn khoa học tự nhiên tập trung vào sự nghiên cứu vật chất và chuyển động của nó trong không gian và thời gian, cùng với những khái niệm liên quan như năng lượng và lực.Vật lí học là một trong những bộ môn khoa học lâu đời nhất, với mục đích tìm hiểu sự vận động của vũ trụ.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự 9

Lớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247