Trang chủ Lịch Sử Lớp 7 Các bạn ơi cho mình hỏi : vì sao Lý...

Các bạn ơi cho mình hỏi : vì sao Lý Công Uẩn lại dời đô về thăng long? Ý nghĩ của việc làm đó câu hỏi 147875 - hoctapsgk.com

Câu hỏi :

Các bạn ơi cho mình hỏi : vì sao Lý Công Uẩn lại dời đô về thăng long? Ý nghĩ của việc làm đó

Lời giải 1 :

Nhà Lý dời đô về Thăng Long vì:

- Kinh đô Hoa Lư với địa thế hiểm trở, thích hợp trong thời chiến và khi thế lực quốc gia còn yếu.

- Nay, khi đất nước đã thái bình, yêu cầu đặt ra là phải lựa chọn một nơi có địa thế thích hợp nhất để làm căn cứ đóng đô, ổn định về kinh trị làm cơ sở để phát triển kinh tế, đưa đất nước đi lên.

- Thăng Long là nơi có vị trí thích hợp nhất “xem khắp đất Việt đó là nơi thắng địa, thực là chỗ tụ hội quan yếu của bốn phương. Đúng là nơi thượng đô kinh sư mãi muôn đời”.

=> Vì vậy, năm 1010, Lý Công Uẩn quyết định rời đô về Đại La (nay là Hà Nội), đổi tên thành Thăng Long (có nghĩa là rồng bay lên).




Thảo luận

-- ý nghĩa bn tự suy nghĩ nha

Lời giải 2 :

Bạn nên tham khảo phần Chiếu dời đô để trả lời phần vì sao nhé

Còn phần ý nghĩa: Việc dời đô đã cho ta thấy sự nhìn xa trông rộng của một ông vua trẻ tuổi, sự thông minh tài tình khi vận dụng địa hình với đất nước. Cũng nhờ đó mà chúng ta có một Thăng Long sầm uất nhất từ trc đến giờ, là thắng địa nghìn năm còn sáng mãi và là thủ đô anh hùng trong suốt những năm tháng phong kiến cho đến tận ngày nay.

Bạn có biết?

Lịch sử là môn khoa học nghiên cứu về quá khứ, đặc biệt là những sự kiện liên quan đến con người. Đây là thuật ngữ chung có liên quan đến các sự kiện trong quá khứ cũng như những ghi nhớ, phát hiện, thu thập, tổ chức, trình bày, giải thích và thông tin về những sự kiện này. Những học giả viết về lịch sử được gọi là nhà sử học. Các sự kiện xảy ra trước khi được ghi chép lại được coi là thời tiền sử.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự 7

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247