Trang chủ Toán Học Lớp 7 Cho Ot là tia phân giác góc nhọn xOy ....

Cho Ot là tia phân giác góc nhọn xOy . Trên tia Ox lấy điểm E trên tia Oy lấy điểm F sao cho OE = OF . Trên tia Ot lấy điểm H sao cho OH > OE a) Chứng minh tam

Câu hỏi :

Cho Ot là tia phân giác góc nhọn xOy . Trên tia Ox lấy điểm E trên tia Oy lấy điểm F sao cho OE = OF . Trên tia Ot lấy điểm H sao cho OH > OE a) Chứng minh tam giác OEH = tam giác OFH b) Tia EH cắt tia Oy tại M , tia FH cắt tia Ox tại N . Chứng minh tam giác OEM = tam giác OFN c) Chứng minh EF vuông góc OH d) Gọi K là trung điểm MN . Chứng minh K thuộc Ot kẻ hình

Lời giải 1 :

a, Xét ΔOEH và ΔOFH có: 

  OH là cạnh chung

  OE=OF (gt)

  góc FOH = góc EOH (vì Ot là tia phân giác góc nhọn xOy)

=>ΔOEH = ΔOFH (c-g-c)   (đpcm)

b, 

ΔOEH = ΔOFH (cma,) => góc OEH = góc OFH (2 góc tương ứng)

  Xét hai tam giác OEM và tam giác OFN có:
   góc O chung
  góc OEH = góc OFH (cmt)
  OE=OF (gt)

=>ΔOEM = ΔOFN (g-c-g)   (đpcm)

c,

Có Ot tia phân giác góc nhọn xOy

OE = OF => ΔOEF cân tại O

Mà trong một tam giác cân, đường phân giác xuất phát từ đỉnh đồng thời là đường trung tuyến ứng với cạnh đáy (t/c đường phân giác trong tam giác cân) 

=> EF ⊥ OH   (đpcm)

d, 

ΔOEM = ΔOFN (cmb,) => ON = OM (2 cạnh tương ứng)

ΔOMN có ON = OM (cmt) => Δ OMN cân tại O 

Mà Ot là tia pg góc nhọn xOy (1)

      K là trung điểm MN   (2)

Theo t/c đường phân giác trong tam giác cân => MK⊥OK  (3)

Từ (1), (2) và (3)=>K thuộc Ot  (đpcm)

~Chúc bạn thi tốt nhé^^~

[Bạn tự vẽ hình nha  Ù-Ú]

Thảo luận

-- bạn giúp mình vẽ hình với
-- bạn vẽ ra giấy rồi gửi mình nha
-- Ok bạn ^.^
-- [Bạn nên vẽ góc xOy = 60 hoặc 40 độ để vẽ phân giác cho dễ nha :''>]
-- Ơ nhưng... Bạn để câu trả lời hay nhất mình không sửa bài để đăng hình đc...
-- hehe mình vẽ đc r cảm ơn bạn nhiều
-- Hihi ^^
-- cho mik xin hình đi

Lời giải 2 :

a,  

OE=OF,  OH là cạnh chung

Góc EOH=góc FOH 

=> tam giácOEH =tam giác OFH(c.g.c)

b, 

Theo câu a, => góc OFH =góc OEH

 Hay góc OFN =góc OEM

Mà OE=OF và góc EOH = góc FOH

=> tam giácOEM = tam giác OFN

c,

Ta có OE=OF => tam giác OEF cân tại O

Mà OH là đường phân giác của tam giác OEF 

=> OH cũng là đường cao của tam giác OEF 

=> OH vuông góc với EF

d,

Theo câu b, => OM=ON=> tam giác OMN cân tại O

Mà K là trung điểm của MN nên OK là đường trung tuyến và cũng đồng thời là đường phân giác của góc EOF 

=> OK trùng Ot

=> K thuộc Ot

 

Bạn có biết?

Toán học là môn khoa học nghiên cứu về các số, cấu trúc, không gian và các phép biến đổi. Nói một cách khác, người ta cho rằng đó là môn học về "hình và số". Theo quan điểm chính thống neonics, nó là môn học nghiên cứu về các cấu trúc trừu tượng định nghĩa từ các tiên đề, bằng cách sử dụng luận lý học (lôgic) và ký hiệu toán học. Các quan điểm khác của nó được miêu tả trong triết học toán. Do khả năng ứng dụng rộng rãi trong nhiều khoa học, toán học được mệnh danh là "ngôn ngữ của vũ trụ".

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự 7

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247