Giải thích : Tây Nam Á là khu vực có vị trí địa lí đặc biệt quan trọng, là nơi tiếp giáp của 3 châu lục (Á, Phi và Âu) và giàu có nhất về tài nguyên dầu mỏ, khí đốt; là nơi bất ổn chính trị nhất thế giới hiện nay.
Trên thế giới hiện nay, vận mệnh hay sự thăng trầm của một quốc gia, phần lớn phụ thuộc vào các nguồn lực địa chính trị và khả năng khai thác các nguồn lực của quốc gia đó. Trong bối cảnh cục diện khu vực mới hiện nay, nhất là sự gia tăng cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn, thì việc xác định đúng mức vị trí chiến lược của Việt Nam có ý nghĩa chiến lược. Xét về địa thế và hình dáng lãnh thổ đất nước, Việt Nam có nguồn tài nguyên địa - chính trị quan trọng. Trước hết, Việt Nam có vị trí địa - chiến lược trong một khu vực chiến lược trọng yếu hàng đầu trên thế giới. Đông Nam Á nằm trên trục đường giao thông quan trọng các tuyến hàng hải, thương mại vào loại nhộn nhịp nhất châu Á, là vùng đất giàu tiềm năng và là một trong những khu vực phát triển năng động nhất trên toàn cầu. Thứ hai, vị trí “cửa ngõ”, “tiền tiêu” của Việt Nam khiến nước ta từ trước đến nay luôn là địa bàn cạnh tranh địa chính trị, xác lập và mở rộng ảnh hưởng giữa các cường quốc. Trong bối cảnh mới hiện nay, giá trị và vai trò chiến lược của Việt Nam có ý nghĩa đối với các nước lớn trong việc triển khai, hiện thực hóa chiến lược của các nước này trong khu vực. Giá trị chiến lược này là lợi thế để Việt Nam phát huy thế mạnh, tiềm lực của mình, thu hút được nhiều nguồn vốn đầu tư, đồng thời cũng là thách thức trong phát triển kinh tế đất nước và trong công cuộc giữ vững và bảo vệ chủ quyền quốc gia - dân tộc. Trong quá trình triển khai, hiện thực hóa chiến lược, sáng kiến của mình trong khu vực, các nước lớn không chỉ thông qua cửa ngõ duy nhất là Việt Nam. Vị trí “cửa ngõ” của Việt Nam cũng có thể bị “bỏ qua” nếu Việt Nam không tận dụng được lợi thế của mình để nắm bắt cơ hội. Mặt khác, lợi thế “cửa ngõ” này cũng khiến Việt Nam trở thành nơi “đầu sóng, ngọn gió”, chịu ảnh hưởng sâu sắc trong những biến chuyển tương quan quyền lực chính trị, quân sự của cả khu vực. Cục diện mới của khu vực tiềm ẩn cả cơ hội lẫn thách thức đã và đang tác động sâu sắc, đa chiều, phức tạp đến Việt Nam.
Địa lí học (trong tiếng Hy Lạp γεωγραφία, geographia, nghĩa là "mô tả Trái Đất") là một lĩnh vực khoa học nghiên cứu về các vùng đất, địa hình, dân cư và các hiện tượng trên Trái Đất. Dịch sát nghĩa sẽ là "nhằm mô tả hoặc viết về Trái Đất".
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần, sang năm lại là năm cuối cấp áp lực lớn dần nhưng các em vẫn phải chú ý sức khỏe nhé!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAP247