Nhận xét
Trong Từ điển văn học (bộ mới), PGS. Chu Xuân Diên đã viết đại ý như sau:
Ngoài môtip trong truyện là "Dũng sĩ diệt Chằn tinh, hay diệt Đại bàng cứu người đẹp"; ở đây còn có mối quan hệ về nguồn gốc với nghi lễ hiến sinh, tục cướp phụ nữ ở thời cổ...Nhân vật Thạch Sanh có những nét tương tự với nhân vật dũng sĩ trong các anh hùng ca dân gian thời thị tộc-bộ lạc. Đó là loại nhân vật anh hùng có những khả năng phi thường, được thần thoại hóa, có tinh thần dũng cảm trong chiến đấu để bảo vệ cộng đồng, bảo vệ phụ nữ. Song ở nhân vật Thạch Sanh, lại thấy có những những nét về tính cách và số phận tiêu biểu cho loại nhân vật ra đời trong xã hội đã có giai cấp. Chàng thuộc tầng lớp nghèo khổ, hiền lành, thật thà, cả tin (gần với hình ảnh một nông dân nghèo); trước khi có được hạnh phúc và địa vị cao sang. Mặc dù vậy, quan hệ xã hội ở đây cũng hãy còn mộc mạc; những suy nghĩ, ham muốn của con người trong truyện chưa mấy phức tạp.
Hiện bản truyện thơ Thạch Sanh được phổ biến nhất, có ngôn ngữ bình dị nhưng không kém tinh tế. Nhiều đoạn giàu hình ảnh như đoạn Thạch Sanh xuống thăm thủy phủ, đoạn miêu tả năng lực thần kỳ của cây đàn thần...[2]
Giới thiệu truyện thơ Thạch Sanh, trong Từ điển bách khoa Việt Nam có đoạn:
Cốt truyện thơ Nôm Thạch Sanh (bản được lưu hành rộng rãi nhất trong ba bản), dựa trên truyện cổ tích thần kỳ cùng tên. Truyện kể về cuộc đời của nhân vật dũng sĩ Thạch Sanh trải qua nhiều thử thách lớn lao và đạt được nhiều kỳ tích. Chủ đề phong phú, kết cấu tập trung.
Truyện này tiếp thu nhiều môtip của văn học dân gian có quan hệ với sinh hoạt văn hoá xã hội cổ đại. Yếu tố kỳ ảo của cổ tích kết hợp với yếu tố hiện thực, đã phản ánh cuộc sống người lao động trong xã hội trung đại. Ngôn ngữ tự sự, bình dị mà không kém phần tinh tế. Cảm hứng nhân văn sâu xa, bút pháp và ngôn ngữ nghệ thuật đa dạng tạo nên một nhân vật kết tinh phẩm chất của ba hình tượng anh hùng sản xuất, anh hùng văn hoá, anh hùng chiến đấu thời cổ đại xa xưa và cả hình tượng người nông dân đấu tranh chống tham tàn, chống ngoại xâm thời trung đại gần gũi với độc giả Việt Nam. Một hình tượng vừa có tính chất phổ quát vừa giàu màu sắc dân tộc. Thạch Sanh là một trong những tác phẩm hàng đầu của truyện thơ Nôm bình dân.
CHI TIẾT THẦN THOẠI
+ Ngọc Hoàng sai Thái tử xuống làm con nuôi cho hai vợ chồng già
+ Bà vợ mang thai mấy năm mới đẻ
+Chằn tinh hiện nguyên hình là con trăn khổng lồ,chết để lại bộ cung tên bằng vàng
+ Tiếng đàn của Thạch Sanh vang lên trong ngục và lúc ra với quân giặc
+ Niêu cơm của Thạch Sanh ăn mãi không hết
-Ý nghĩa của hai chi tiết
+ Tiếng đàn của Thạch Sanh :Quan niệm và ước mơ về công lý,đại diện cho cái thiện,tinh thần yêu chuộng hòa bình
+ Niêu cơm thần : Tấm lòng nhân đạo,tư tưởng yêu chuộng hòa bình của nhân dân ta
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 6 - Là năm đầu tiên của cấp trung học cơ sở. Được sống lại những khỉ niệm như ngày nào còn lần đầu đến lớp 1, được quen bạn mới, ngôi trường mới, một tương lai mới!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAP247