Trang chủ Ngữ văn Lớp 8 ĐỀ 1: Câu 1: Đọc đoạn trích sau và trả...

ĐỀ 1: Câu 1: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: Quê hương tôi có con sông xanh biếc Nước gương trong soi tóc những hàng tre Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè

Câu hỏi :

ĐỀ 1: Câu 1: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: Quê hương tôi có con sông xanh biếc Nước gương trong soi tóc những hàng tre Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè Toả nắng xuống lòng sông lấp loáng Chẳng biết nước có giữ ngày, giữ tháng Giữ bao nhiêu kỷ niệm giữa dòng trôi? Hỡi con sông đã tắm cả đời tôi! Tôi giữ mãi mối tình mới mẻ Sông của quê hương, sông của tuổi trẻ Sông của miền Nam nước Việt thân yêu. (Tế Hanh – Lòng miền Nam) a. Phương thức biểu đạt chính? Nêu thể thơ? b. Xác định phép tu từ có trong đoạn trích. c. Cho biết tác dụng của phép tu từ vừa tìm được. d. Nội dung đoạn trích? Câu 2: Cảm nhận của em về bức ngày mùa hè trong 6 câu thơ đầu của bài thơ “Khi con tú hú” – Tố Hữu. ĐỀ 2: Câu 1: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: Trên sông Đà Một đêm trăng chơi vơi Tôi đã nghe tiếng đàn Ba-la-lai-ca như thế Một cô gái Nga mái tóc màu hạt dẻ Ngón tay đan trên những sợi dây đồng. Lúc ấy Cả công trường say ngủ cạnh dòng sông Những tháp khoan nhô lên trời ngẫm nghĩ Những xe ủi, xe ben sóng vai nhau nằm nghỉ Chỉ còn tiếng đàn ngân nga Với một dòng trăng lấp loáng sông Đà. Ngày mai Chiếc đập lớn nối liền hai khối núi Biển sẽ nằm bỡ ngỡ giữa cao nguyên Sông Đà gửi ánh sáng đi muôn ngả Từ công trình thuỷ điện lớn đầu tiên.” (Quang Huy – Tiếng đàn ba-la-lai-ca trên sông Đà) a. Phương thức biểu đạt chính? Nêu thể thơ? b. Xác định phép tu từ có trong đoạn trích. c. Cho biết tác dụng của phép tu từ vừa tìm được. d. Nội dung đoạn trích? Câu 2: Em hãy phân tích bài thơ “Ngắm trăng” của tác giả Hồ Chí Minh. ĐỀ 3: Câu 1: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: “…Quê hương là vòng tay ấm Con nằm ngủ giữa mưa đêm Quê hương là đêm trăng tỏ Hoa cau rụng trắng ngoài thềm …. Quê hương mỗi người chỉ một Như là chỉ một mẹ thôi Quê hương nếu ai không nhớ Sẽ không lớn nổi thành người.” (Quê hương – Đỗ Trung Quân) a. Phương thức biểu đạt chính? b. Xác định phép tu từ có trong đoạn trích. c. Cho biết tác dụng của phép tu từ vừa tìm được. d. Nội dung đoạn trích? Câu 2: Cảm nhận của em về hai đoạn thơ sau: … Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng Rướn thân trắng bao la thâu góp gió… Ngày hôm sau, ồn ào trên bến đỗ Khắp dân làng tấp nập đón ghe về. “Nhờ ơn trời biển lặng cá đầy ghe”, Những con cá tươi ngon thân bạc trắng. Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng, Cả thân hình nồng thở vị xa xăm; Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ. (Quê hương – Tế Hanh) ĐỀ 4: Câu 1: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: “Ôi lòng Bác vậy cứ thương ta, Thương cuộc đời chung thương cỏ hoa. Chỉ biết quên mình cho hết thảy, Như dòng sông chảy nặng phù sa”. (Theo chân Bác - Tố Hữu) a. Phương thức biểu đạt chính? b. Xác định phép tu từ có trong đoạn trích. c. Cho biết tác dụng của phép tu từ vừa tìm được. d. Nội dung đoạn trích? Câu 2: Cảm nhận của em về bài thơ “Khi con tu hú” của tác giả Tố Hữu KHÔNG CẦN LÀM NHỮNG BÀI VĂN NHA

Lời giải 1 :

a. - PTBĐ chính: biểu cảm

- Thể thơ: Bát ngôn

b. - Các biện pháp tu từ trong đoạn thơ:

+ Ẩn dụ hình thức: “Nước gương trong”

+ Nhân hóa: “soi tóc những hàng tre”

+ So sánh: “Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè”

c. Tác dụng: Tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt, làm nổi bật hình ảnh một dòng sông hiền hòa, thơ mộng và giúp tác giả bày tỏ tình cảm của mình một cách tự nhiên, sinh động, mượt mà.

Thảo luận

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 8

Lớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần, sang năm lại là năm cuối cấp áp lực lớn dần nhưng các em vẫn phải chú ý sức khỏe nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247