Trang chủ Toán Học Lớp 9 Cho đường tròn (O;R), đường kính AB cố định. Kẻ...

Cho đường tròn (O;R), đường kính AB cố định. Kẻ các tiếp tuyến Ax và By với đường tròn (Ax và By ở cùng một nửa đường thẳng bờ chứa AB).E là một điểm thuộc đườ

Câu hỏi :

Cho đường tròn (O;R), đường kính AB cố định. Kẻ các tiếp tuyến Ax và By với đường tròn (Ax và By ở cùng một nửa đường thẳng bờ chứa AB).E là một điểm thuộc đường tròn sao cho tiếp tuyến tại E với đường tròn cắt tia Ax và By lần lượt tại P và Q. a) Chứng minh rằng: PQ = AP + BQ. b) Chứng minh rằng: ΔPOQ là tam giác vuông. c) Dây cung EF đi qua trung điểm I của OA sao cho EF không vuông góc với OA. Gọi M là trung điểm của EF, H là hình chiếu của B trên EF. Tia AM cắt BH tại N. Chứng minh rằng BF ⊥ EN.

Lời giải 1 :

a) Chứng minh \(PQ = AP + BQ.\)

Ta có: \(PE,\,\,PA\) là hai tiếp tuyến cắt nhau tại \(P \Rightarrow PE = PA\,\,\) (tính chất 2 tiếp tuyến cắt nhau)

\(QE,\,\,QB\) là hai tiếp tuyến cắt nhau tại \(Q \Rightarrow QE = QB\,\,\) (tính chất 2 tiếp tuyến cắt nhau)

Mà \(PQ = PE + EQ\)

\( \Rightarrow PQ = PA + QB\,\,\,\left( {dpcm} \right).\)

b) Chứng minh \(\Delta PQO\) vuông.

Ta có: \(PE,\,\,PA\) là hai tiếp tuyến cắt nhau tại \(P \Rightarrow PO\,\,\)là phân giác của \(\angle AOE\)  (tính chất 2 tiếp tuyến cắt nhau)

\(QE,\,\,QB\) là hai tiếp tuyến cắt nhau tại \(Q \Rightarrow OQ\) là phân giác của \(\angle BOE\) (tính chất 2 tiếp tuyến cắt nhau)

\(\angle AOE,\,\,\angle BOE\) là hai góc kề bù

\( \Rightarrow OQ,\,\,PO\) là hai đường phân giác của hai góc kề bù

\( \Rightarrow OQ \bot OP \Rightarrow \Delta OPQ\) vuông tại \(O\,\,\,\,\left( {dpcm} \right).\)

c) Chứng minh \(BF \bot EN.\)

Ta có: \(M\) là trung điểm của \(EF\)

\( \Rightarrow OM \bot EF\)

\(BH \bot EF\,\,\left( {gt} \right)\)

\( \Rightarrow OM//BH \Rightarrow OM//BN\)

Xét \(\Delta ANB\) ta có:

\(OM//BN\,\,\,\left( {cmt} \right)\)

\(O\) là trung điểm của \(AB\)

\( \Rightarrow M\) là trung điểm của \(AN\) (định lý đảo).

Xét tứ giác \(AENF\) ta có:

\(AN \cap EF = \left\{ M \right\}\)\(M\) là trung điểm của \(AN,\,\,EF\)

\( \Rightarrow AENF\) là hình bình hành. (dhnb)

\( \Rightarrow EN//AF\)

Ta có:\(\Delta ABF\) nội tiếp đường tròn đường kính \(AB \Rightarrow \angle AFB = {90^0}\,\,\,hay\,\,AF \bot BF.\)

\( \Rightarrow EN \bot BF\,\,\,\,\left( {dpcm} \right)\) (từ song song đến vuông góc).

 

image

Thảo luận

Bạn có biết?

Toán học là môn khoa học nghiên cứu về các số, cấu trúc, không gian và các phép biến đổi. Nói một cách khác, người ta cho rằng đó là môn học về "hình và số". Theo quan điểm chính thống neonics, nó là môn học nghiên cứu về các cấu trúc trừu tượng định nghĩa từ các tiên đề, bằng cách sử dụng luận lý học (lôgic) và ký hiệu toán học. Các quan điểm khác của nó được miêu tả trong triết học toán. Do khả năng ứng dụng rộng rãi trong nhiều khoa học, toán học được mệnh danh là "ngôn ngữ của vũ trụ".

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự 9

Lớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247