* Bạn tham khảo bài làm dưới đây nhé!
I, Dàn ý tham khảo
1, Mở bài
- Giới thiệu về tác giả, tác phẩm
2, Thân bài
a, Hai câu thơ đầu
- Tinh thần dân tộc tự cường
b, Những âu thơ tiếp theo "Ba quân..."
- Sức mạnh của cả một đội quân bừng bừng khí thế
3, Kết bài
- Gía trị của tác phẩm
- Suy nghĩ, đánh giá của em về tác phẩm
II, Bài văn tham khảo
Phạm Ngũ Lão là một trong những danh tướng thời nhà Trần. Ông đã để lại cho kho tàng văn học nước nhà hàng loạt các tác phẩm tiêu biểu. Một trong những bài thơ tiêu biểu ấy là "Tỏ lòng". Tác phẩm này được tác giả viết theo thể thơ Thất ngôn tứ tuyệt. Qua bài thơ này, tác giả đã thể hiện rõ nỗi lòng của ông cũng như chủ nghĩa anh hùng yêu nước, khí thế của quân dân nhà Trần.
Mở đầu bài thơ con người đã được phác họa bằng những câu thơ mang tinh thần dân tộc tự cường với sức khái quát cao:
“Hoành sóc giang sơn kháp kỉ thu
Tam quân tì hổ khí thôn ngưu"
Câu khai đề của bài thơ đã tạo nên một tư thế rất đẹp của con người. “Hoành sóc” có nghĩa là cầm ngang ngọn giáo. Bản dịch của tác giả Bùi Nam Nguyên dù đã cố gắng thể hiện dụng ý của Phạm Ngũ Lão nhưng hai chữ “Múa giáo” lại nghiêng về về phô trương, biểu diễn, không thể hiện được hết tư thế, tầm vóc của người anh hùng vệ quốc. Thế “hoành” của ngọn giáo khiến tầm vóc của con người như vươn lên ngang tầm với sông núi. Hình ảnh người tráng sĩ toát lên vẻ bình thản, hiên ngang, tràn đầy uy nghiêm và hùng tráng. Không những thế, trong mối quan hệ giữa con người - thời gian còn làm nổi bật về sự bền bỉ, vững chãi của người anh hùng. Bởi lẽ, người tráng sĩ ấy không chỉ đứng đó trong thoáng chốc mà đã trải qua “mấy thu” rồi. Câu thơ đã tao nên một con người với tư thế hùng vĩ giữa đất trời, ngang tầm với vũ trụ. Không những thế, cả đoàn quân nhà Trần cũng mang theo tư thế ấy khi bước vào trận chiến lịch sử.
Nếu câu thơ đầu làm toát lên thần thái, tư thế của người anh hùng thì câu thơ tiếp đã hòa nhập tư thế, thần thái ấy thành sức mạnh của cả một đội quân bừng bừng khí thế:
“Ba quân khí mạnh nuốt trôi trâu”
Tư thế sẵn sàng xung trận đã hình thành tứ thơ thật đẹp. Nếu cách hiểu: khí thế của đội quân lất át sao Ngưu hơi trừu tượng nhưng làm nổi bật được sức mạnh vô địch của đoàn quân nhà Trần thì cách hiểu: ba quân như hổ báo, khí thế hùng dũng nuốt trôi trâu lại đem đến cho người đọc cảm nhận cụ thể hơn về lực lượng hùng hậu của đội quân ấy. “Tam quân” không chỉ là đội hình tiền quân, trung quân, hậu quân trong bài binh bố trận mà đã được tác giả hình tượng hóa từ hình ảnh đội quân nhà Trần. Đội quân mang trong mình hào khí Đông A đã ba lần quét sạch quân Nguyên Mông khỏi bờ cõi tạo nên một dấu son chói lọi trong lịch sử. Từ đó thêm phần khẳng định chân lý muôn đời như Trương Hán Siêu đã thể hiện trong “Phú sông Bạch Đằng”:
“Nam thính vị liễu công danh trái
Tu thính nhân gian thuyết Vũ Hầu”
(Công danh nam tử còn vương nợ
Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu)
Đây chính là điều canh cánh trong lòng của người danh tướng, gắn với bổn phận làm trai của thời phong kiến. Bao đời nay, “công danh trái” ( nợ công danh) với khao khát lập công (tạo dựng sự nghiệp) ; lập danh( để lại tiếng thơm muôn đời) từng là điều ám ảnh khôn nguôi với những kẻ sĩ thời xưa. Phải chăng, một anh hùng như Phạm Ngũ Lão cũng không thể thoát khỏi cái vòng luẩn quẩn “công hầu danh tướng” ấy? Giả sử có như vậy cũng là lẽ thường tình, nhất là trong thời đại giá trị con người được tạo nên từ những chiến công- thời thế tạo anh hùng. Câu thơ bộc lộ niềm khao khát lớn, một điều băn khoăn chưa trả được nợ với đời của chàng trai làng Phù Ủng năm nào. Nỗi niềm ấy càng được khắc sâu trong “nỗi thẹn” trong sự đối sánh với tấm gương Vũ Hầu Gia Cát Lượng thuở xưa- bậc mưu thần, danh tướng nổi tiếng thời Tam Quốc, người đã xả thân vì cơ nghiệp nhà Thục, vì chúa Lưu Bị. Tất cả đã rõ, tâm niệm của Phạm Ngũ Lão nào khác người xưa khi ông mong muốn làm nên công sự phò tá cho vua, thực hiện lý tưởng trí quân trạch dân cao cả của bề tôi trung thành tận tụy. Nỗi thẹn của người anh hùng không hề bình thường chút nào mà đó là nỗi thẹn của một nhân cách lớn. Băn khoăn ấy không dành riêng cho bản thân mà toàn tâm toàn ý hướng về sự nghiệp lớn muôn trời, vì sự bình yên của sơn hà, xã tắc, giống như Nguyễn Công Trứ đã từng viết:
Đã mang tiếng ở trong trời đất
Phải có danh gì với núi sông”
Với bút pháp nghệ thuật xây dựng hình tượng người tráng sĩ mang hào khí đời Trần và ngôn ngữ thơ ngắn gọn, súc tích, “Tỏ lòng” của Phạm Ngũ Lão đã góp một làn gió thổi bừng những trang lịch sử chói lọi trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước của dân tộc.
Thời gian đã phủ một lớp bụi vô hình vào lịch sự, người tráng sĩ khắc trên vai chữ “sát Thát” năm nào nay cũng chỉ còn vang bóng và ngay cả tác giả cũng đã trở thành người thiên cổ. Thế nhưng, “Tỏ lòng” của Phạm Ngũ Lão sẽ luôn là một tác phẩm ghi dấu trong trái tim người đọc. Đồng thời bồi dưỡng nhân cách sống có lí tưởng, có ý chí, quyết tâm thực hiện lí tưởng cho thế hệ trẻ ngày hôm nay!
bài làm trong hình
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 10 - Năm thứ nhất ở cấp trung học phổ thông, năm đầu tiên nên có nhiều bạn bè mới đến từ những nơi xa hơn vì ngôi trường mới lại mỗi lúc lại xa nhà mình hơn. Được biết bên ngoài kia là một thế giới mới to và nhiều điều thú vị, một trang mới đang chò đợi chúng ta.
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAP247