Trang chủ Nhạc Họa Lớp 6 1 Êm hãy nêu vai trà của người chi huy...

1 Êm hãy nêu vai trà của người chi huy 2 êm hãy nêu 1 số dội hình thường gặp trong luyện tập kễ tên một số đội ngũ tại chỗ +di động 3 em hãy phân tích kĩ thuật

Câu hỏi :

1 Êm hãy nêu vai trà của người chi huy 2 êm hãy nêu 1 số dội hình thường gặp trong luyện tập kễ tên một số đội ngũ tại chỗ +di động 3 em hãy phân tích kĩ thuật quay trai quay phải quay sau chú ý đây là môn thể dục nên mình sẽ để điểm cao

Lời giải 1 :

 Câu 1 vai trò của người chỉ huy :

1 người chỉ huy cần biết 

Chọn địa hình: Cần chọn vị trí rộng để tập hợp đội hình và phù hợp với những hoạt động đã dự định, tránh nơi có vật trở ngại hoặc lầy lội.

Xác đinh phương hướng: Cần chú ý những yếu tố sau : tránh nắng chiếu vào mặt, tránh hướng gió, tránh ô nhiễm môi trường, tránh hướng có nhiều hoạt động ồn ào.

Vị trí và tư thế khi tập hợp: Khi tập hợp, chỉ huy đứng ở điểm chuẩn, tư thế nghiêm để các đơn vị lấy làm chuẩn, không xê dịch vị trí, quay qua, quay lại...

Động tác chỉ định đội hình: Chỉ huy dùng tay trái chỉ định đội hình tập hợp.

* Lệnh tập hợp: Phát lệnh tập hợp bằng còi, hoặc khẩu lệnh (không vừa dùng còi, vừa dùng khẩu lệnh).

Câu 2

các loại đội hình 

-Đội hình hàng dọc: Đội hình hàng dọc để tập hợp điểm số, báo cáo, khi hành tiến hoặc tổ chức các hoạt động. ( tại chỗ)

- Đội hình hàng ngang: Đội hình hàng ngang được dùng khi tổ chức nghe nói chuyện, lễ duyệt Đội, lễ chào cờ, tập hợp báo cáo toàn liên đội ... (tại chỗ)

-Đội hình chữ U: Đội hình chữ U được dùng khi  tổ chức lễ chào cờ, lễ kết nạp đội viên và một số hoạt động ngoài trời. (di động)

-Đội hình vòng tròn: Được sử dụng khi tổ chức các hoạt động tập thể như Múa, hát, tổ chức trò chơi, lửa trại, sinh hoạt nội bộ ngoài trời. Khi có lệnh tập hợp, các đội viên chạy đều tại chỗ, sau đó lần lượt chạy về vị trí tập hợp, theo hướng ngược chiều kim đồng hồ, vừa chạy vừa điều chỉnh, khi chỉ huy bỏ tay xuống thì dừng lại và quay vào trong vòng tròn về tư thế nghiêm.(di động)

 

Câu 3

1. Động tác quay bên phải

a) Khẩu lệnh: “BÊN PHẢI, QUAY”;

b) Động tác: Làm 2 cử động;

- Cử động 1: Thân trên giữ ngay ngắn, hai đầu gối thẳng tự nhiên, lấy gót chân phải và mũi bàn chân trái làm trụ, kết hợp lực toàn thân quay người sang phải 900, trọng lượng toàn thân dồn nhiều vào chân phải (hình 3a, b);

- Cử động 2: Đưa chân trái về tư thế đứng nghiêm.

2. Động tác quay bên trái

a) Khẩu lệnh: “BÊN TRÁI, QUAY”;

b) Động tác: Làm 2 cử động

- Cử động 1: Thân trên giữ ngay ngắn, hai đầu gối thẳng tự nhiên, lấy gót chân trái và mũi bàn chân phải làm trụ, kết hợp lực toàn thân quay người sang trái 90 độ (0), trọng lượng toàn thân dồn vào chân trái (hình 3c);

- Cử động 2: Đưa chân phải về tư thế đứng nghiêm

3, Động tác quay sau

a) Khẩu lệnh: “ĐẰNG SAU, QUAY”;

b) Động tác: Làm 2 cử động

- Cử động 1: Thân trên giữ ngay ngắn, hai đầu gối thẳng tự nhiên, lấy gót chân trái và bàn mũi chân phải làm trụ, kết hợp lực toàn thân quay người sang trái về sau 180 độ (0); khi quay trọng lượng toàn thân dồn nhiều vào chân trái, quay xong đặt bàn chân trái xuống đất;

- Cử động 2: Đưa chân phải về tư thế đứng nghiêm.

Thảo luận

Bạn có biết?

Học thuộc bài trước khi ngủ. Các nhà khoa học đã chứng minh đây là phương pháp học rất hiệu quả. Mỗi ngày trước khi ngủ, bạn hãy ôn lại bài đã học một lần sau đó, nhắm mắt lại và đọc nhẩm lại một lần. Điều đó sẽ khiến cho bộ não của bạn tiếp thu và ghi nhớ tất cả những thông tin một cách lâu nhất.

Nguồn : timviec365.vn

Tâm sự 6

Lớp 6 - Là năm đầu tiên của cấp trung học cơ sở. Được sống lại những khỉ niệm như ngày nào còn lần đầu đến lớp 1, được quen bạn mới, ngôi trường mới, một tương lai mới!

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247