Trang chủ Lịch Sử Lớp 7 Câu 1. Kinh tế, xã hội trong lãnh địa phong...

Câu 1. Kinh tế, xã hội trong lãnh địa phong kiến có gì khác thành thị trung đại? Câu 2. Em hãy nêu những thành tựu về văn hóa của Ấn Độ thời phong kiến? Câu 3

Câu hỏi :

Câu 1. Kinh tế, xã hội trong lãnh địa phong kiến có gì khác thành thị trung đại? Câu 2. Em hãy nêu những thành tựu về văn hóa của Ấn Độ thời phong kiến? Câu 3.Tình hình chính trị cuối thời Ngô như thế nào? Câu 4. Nhà Lý đã làm gì để củng cố quốc gia thống nhất? Câu 5: Sự thịnh vượng của Trung Quốc dưới thời Đường được biểu hiện ở những mặt nào? Rút ra điểm chung trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc thời phong kiến và trình bày quan điểm của em về vấn đề biển Đông hiện nay? (3đ) Câu 6: Vì sao nói cuộc tiến công của nhà Lý vào châu Ung, châu Khâm, châu Liêm chỉ là một cuộc tiến công tự vệ? Câu 7: Nhà Đinh đã làm gì để xây dựng đất nước? Câu 8: Hãy trình bày diễn biến của cuộc kháng chiến chống Tống do Lê Hoàn chỉ huy? Câu 9. Xã hội phong kiến châu Âu được hình thành như thế nào? Câu 10. Vì sao các tướng lĩnh suy tôn Lê Hoàn lên làm vua? Câu 11. So sánh cơ sở kinh tế - xã hội của xã hội phong kiến phương Đông và phương Tây. Câu 12. Vẽ sơ đồ bộ máy nhà nước thời Ngô, Thời Lý

Lời giải 1 :

Câu 1. Kinh tế, xã hội trong lãnh địa phong kiến có gì khác thành thị trung đại?

Lãnh địa phong kiến :
+ kinh tế: nông nô tự sản xuất ra mọi vật dụng và tiêu dùng, những thứ do mình làm ra. đó là nền kinh tế đóng kín, tự cung tự cấp, chủ yếu là nông nghiệp
+ hình thức sản xuất: nông nghiệp, thợ thủ công
+ Xã hội: lãnh chúa, nông nô
Thành thị trung đại:
+ kinh tế: hàng hoá được trao đổi buôn bán tự do, kinh tế chủ yếu là thủ công nghiệp và thương nghiệp.
+ hình thức sản xuất: thủ công nghiệp, thương nghiệp
+ Xã hội thợ thủ công, thương nhân

Câu 2. Em hãy nêu những thành tựu về văn hóa của Ấn Độ thời phong kiến?

- Tư tưởng:  đạo Bà-la-môn (Hin- đu), đạo Phật.

- Chữ viết: Chữ Phạn xuất hiện sớm – khoảng 1500 năm TCN, là nguồn gốc của chữ viết Hin-đu thông dụng hiện nay ở Ấn Độ.

- Văn học - nghệ thuật: Phát triển phong phú với nhiều thể loại:  sử thi, kịch thơ...

- Nghệ thuật kiến trúc: chịu ảnh hưởng sâu sắc của các tôn giáo. Nhiều công trình kiến trúc đền thờ, chùa mang đậm phong cách tôn giáo vẫn còn được lưu giữ đến ngày nay.

Câu 3.Tình hình chính trị cuối thời Ngô như thế nào?

- Năm 944, Ngô Quyền mất, Dương Tam Kha tiếm quyền, các phe phái nổi lên khắp nơi => Đất nước không ổn định.

- Năm 950, Ngô Xương Văn lật đổ Dương Tam Kha nhưng do mâu thuẫn nội bộ uy tín nhà Ngô giảm sút.

- Năm 965, Ngô Xương Văn chết, các thế lực cát cứ nổi lên, đất nước rơi vào tỉnh trạng chia cắt. Sử cũ gọi là “Loạn 12 sứ quân”.

Câu 4. Nhà Lý đã làm gì để củng cố quốc gia thống nhất?

Nhà Lý đã :

- Tổ chức bộ máy nhà nước từ trung ương đến địa phương chặt chẽ. 

- Ban hành luật Hình thư, củng cố và xây dựng quân đội vững mạnh.

- Thi hành các chính sách mềm dẻo, linh hoạt đối với các tù trưởng dân tộc miền núi và các nước láng giềng.

- Thực hiện chính sách “ Ngụ binh ư nông”

- Về đối ngoại: Quan hệ bình thường đối với Nhà Tống, dẹp tan các cuộc nổi loạn của Chăm Pa.

Câu 5 Sự thịnh vượng của Trung Quốc dưới thời Đường được biểu hiện ở những mặt nào? Rút ra điểm chung trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc thời phong kiến và trình bày quan điểm của em về vấn đề biển Đông hiện nay?

+ Kinh tế: sản xuất nông nghiệp phát triển

- Giảm tô thuế, bớt sưu dịch.

- Thực hiện chế độ quân điền: lấy đất công và ruộng bỏ hoang chia cho nông dân.

* Chính trị:

- Củng cố và hoàn thiện bộ máy nhà nước từ trung ương đến địa phương nâng cao quyền lực của Hoàng đế.

- Mở nhiều khoa thi để tuyển chọn nhân tài.

* Xã hội: ổn định, đời sống nhân dân ấm no.

* Đối ngoại: với tiềm lực về kinh tế và quân sự: nhà Đường tiếp tục chính sách xâm lược các nước, lãnh thổ Trung Quốc được mở rộng.

⟹ Đất nước thống nhất, chính quyền vững mạnh, là cơ sở để đẩy mạnh phát triển kinh tế, Trung Quốc trở thành một quốc gia phong kiến cường thịnh nhất châu Á.

+ Các triều đại Trung Quốc thường hay đi xâm lược các nước khác, chiến tranh để mở rộng lãnh thổ.

Về vấn đề ở Biển Đông: 

Mặc dù theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển, toàn bộ quần đảo Hoàng Sa là thuộc chủ quyền và sự kiểm soát của Việt Nam nhưng Trung Quốc tăng cường bành trướng, xâm chiếm quần đảo này, ví du điển hình như yêu sách Đường lưỡi bò của Trung Quốc và bị người dân Việt Nam và toàn thế giới lên tiếng. Em không đồng ý với Trung Quốc vì đã xâm chiếm vùng biển của Việt Nam. 

Câu 6: Vì sao nói cuộc tiến công của nhà Lý vào châu Ung, châu Khâm, châu Liêm chỉ là một cuộc tiến công tự vệ?

- Làm thay đổi kế hoạch và làm chậm lại cuộc tấn công xâm lược Đại Việt của Nhà Tống.

- Hành quân để tự vệ, không là xâm lược: ta tấn công khu quân sự, kho lương thảo, nơi chuẩn bị xâm lược nước ta, ta treo bảng nói rõ mục đích tấn công để tự vệ, sau đó ta rút quân.

Câu 7: Nhà Đinh đã làm gì để xây dựng đất nước?

Những việc làm để xây dựng đất nước của nhà Đinh:

- Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế, đặt tên nước là Đại Cồ Việt, đóng đô tại Hoa Lư (Ninh Bình).

- Năm 970, vua Đinh đặt niên hiệu là Thái Bình, sai sứ sang giao hảo với nhà Tống.

- Phong vương cho các con, cử các tướng lĩnh thân cận nắm giữ các chức vụ chủ chốt.

- Xây dựng cung điện, đúc tiền để tiêu dùng trong nước. Đưa ra những hình phạt khắc nghiệt (ném vào vạc dầu, vứt vào chuồng hổ,…) để xử phạt những kẻ phạm tội.

Câu 8: Hãy trình bày diễn biến của cuộc kháng chiến chống Tống do Lê Hoàn chỉ huy?

- Đầu năm 981, Quân Tống tiến đánh nước ta theo hai đường:

+ Quân bộ theo đường Lạng Sơn.

+ Quân thủy: theo đường sông Bạch Đằng.

- Lê Hoàn cho quân đóng cọc để ngăn chặn thuyền địch.

- Trên sông Bạch Đằng diễn ra nhiều trận chiến giữa ta và quân Tống cuối cùng thủy quân của địch bị đánh lui.

- Trên bộ, quân ta chặn đánh quyết liệt buộc quân Tống phải rút lui về nước.

=> Quân ta truy kích tiêu diệt nhiều sinh lực địch.

Câu 9. Xã hội phong kiến châu Âu được hình thành như thế nào?

- Cuối thế kỉ V, các quốc gia cổ địa phương Tây tan rã do người Giéc-man xâm chiếm và tiêu diệt.

- Người Giéc-man chiếm ruộng đất hình thành giai cấp lãnh chúa phong kiến.

- Nô lệ và nông dân không có ruộng đất phải làm việc cho lãnh chúa hình thành giai cấp nông nô.

-> Xã hội phong kiến châu Âu được hình thành với 2 giai cấp đặc trưng: Lãnh chúa và nông nô.

Câu 10. Vì sao các tướng lĩnh suy tôn Lê Hoàn lên làm vua?

* Tình hình trong nước:

- Cuối năm 979, nội bộ nhà Đinh xảy ra biến cố, Đinh Tiên Hoàng cùng con trai là Đinh Liễn bị ám sát.

- Con thứ là Đinh Toàn lên ngôi khi mới 6 tuổi, Lê Hoàn được cử làm phụ chính, một số tướng lĩnh dấy binh chống lại bị Lê Hoàn đánh bại.

* Tình hình bên ngoài: 

- Nhà Tống đang lăm le xâm phạm bờ cõi.

=> Trước tình thế hiểm nghèo của đất nước cần có người chỉ huy cuộc kháng chiến chống Tống. Thái hậu Dương Vân Nga thấy Lê Hoàn được lòng người quy phục, quan lại đồng tình nên đã suy tôn ông lên làm vua để chỉ huy kháng chiến.

Câu 11 :So sánh cơ sở kinh tế - xã hội của xã hội phong kiến phương Đông và phương Tây.

Cơ sở kinh tế chủ yếu của chế độ phong kiến là sản xuất nông nghiệp, kết hợp với chăn nuôi và một số nghề thủ công. Sản xuất nông nghiệp đóng kín ờ các công xã nông thôn (phương Đông) hay các lãnh địa (phương Tây).

- Ruộng đất nằm trong tay lãnh chúa hay địa chủ, giao cho nông dân hay nông nô cày cấy rồi thu tô, thuế.

+ Xã hội gồm hai giai cấp cơ bản là:

- Địa chủ và nông dân lĩnh canh (xã hội phong kiến phương Đông)

- Lãnh chúa phong kiến và nông nô (xã hội phong kiến phương Tây).

- Địa chủ, lãnh chúa bóc lột nông dân và nông nô bằng địa tô.

- Xã hội phong kiến phương Tây, từ thế kỉ XI, công thương nghiệp phát triển.

Câu 12 Vẽ sơ đồ bộ máy nhà nước thời Ngô, Thời Lý 

    








 

image
image

Thảo luận

Lời giải 2 :

Câu 1:Sự họat động và phân bố ngành dịch vụ phụ thuộc chặt chẽ vào phân bố của các đối tượng đòi hỏi dịch vụ, trước hết là phân bố dân cư. Vì vậy, ở các thành phố lớn, thị xã, các vùng đồng bằng là nơi tập trung đông dân cư cũng là nơi lập trung nhiều họat động dịch vụ. Ngược lại, ở các vùng núi, dân cư thưa thớt, các họat động dịch vụ nghèo nàn. -Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh là hai thành phố đông dân nhất cũng là hai trung tâm dịch vụ lớn nhất và đa dạng nhất ở nước ta.

Bạn có biết?

Lịch sử là môn khoa học nghiên cứu về quá khứ, đặc biệt là những sự kiện liên quan đến con người. Đây là thuật ngữ chung có liên quan đến các sự kiện trong quá khứ cũng như những ghi nhớ, phát hiện, thu thập, tổ chức, trình bày, giải thích và thông tin về những sự kiện này. Những học giả viết về lịch sử được gọi là nhà sử học. Các sự kiện xảy ra trước khi được ghi chép lại được coi là thời tiền sử.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự 7

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247