Trang chủ Ngữ văn Lớp 8 Đề: Dân gian ta đã có câu tục ngữ gần...

Đề: Dân gian ta đã có câu tục ngữ gần mực thì đen gần đèn thì rạng nhưng có bạn lại bảo gần mực chưa chắc đã đen gần đèn chưa chắc đã rạng Em hãy viết bài văn

Câu hỏi :

Đề: Dân gian ta đã có câu tục ngữ gần mực thì đen gần đèn thì rạng nhưng có bạn lại bảo gần mực chưa chắc đã đen gần đèn chưa chắc đã rạng Em hãy viết bài văn chứng minh thuyết phục bạn ấy theo ý kiến của em.

Lời giải 1 :

Lập dàn ý:

I. Mở bài:

- Giới thiệu câu tục ngữ nói về quan hệ giữa môi trường trong xã hội với việc hình thành nhân cách của con người " Gần .... rạng ".

Có nhiều ý kiến khác nhau về câu tục ngữ trên. Ta đi vào tìm hiểu và làm sáng tỏ câu tục ngữ này

II. Thân bài:

1. Giải thích:

Mực: chất liệu dùng để viết có màu đen, dễ làm tay chân váy bẩn nếu không cẩn thận mực tượng trưng cho sự đen tối xấu xa tiêu cực

Đèn: là một dụng cụ dùng để thắp sáng đèn tượng trưng cho những điều tốt lành, sáng sủa, tích cực

–> Ý nghĩa câu tục ngữ: hoàn cảnh sống tốt, sống trong cái tốt đẹp sáng sủa thì ta sẽ tốt, hoàn cảnh sống xấu, tiếp xúc với cái xấu của con người sẽ bị tiêm nhiễm và trở nên xấu.

=> Câu tục ngữ khuyên mọi người không nên cần kẻ xấu nên chọn bạn tốt để mà chơi để học được nhiều điều hay lẽ phải

2. Chứng minh:

Sống trong môi trường tốt con người thường xuyên tiếp xúc với những người tốt, với những việc làm tốt, được khuyến khích làm việc tốt, được uốn nắn sửa chữa những sai lầm -> nhân cách ngày càng được hình thành.

Dẫn chứng: Gia đình hòa thuận, hạnh phúc coi trọng việc giáo dục con cái thì con cái sẽ ngoan ngoãn, hiếu thảo. Những người thành đạt thường sống trong những gia đình có truyền thống giáo dục tốt. Kết bạn với người tốt sẽ học hỏi được nhiều điều hay.

Sống trong môi trường xấu con người sẽ bắt chước những thói hư tật xấu, bị lôi kéo làm việc xấu -> nhân cách ngày càng tụt dốc xấu đi

* Dẫn chứng: Trẻ em sống trong một gia đình không có sự giáo dục không quan tâm con cái, gia đình luôn bất hòa -> trẻ dễ hư hỏng, lâm vào con đường xấu. Giao du với bạn xấu sẽ tiêm nhiễm thói xấu: lười học, bỏ học, mê chơi -> không tương lai.

* Mở rộng: có trường hợp gần đèn không đen, gần đèn không sáng.

. Những người có nghị lực, ý thức, ý chí biết vươn lên, chế ngự hoàn cảnh, có bản lĩnh trước hoàn cảnh sống ( hoa sen, Nguyễn Đình Chiểu... ).

Có những người không biết vượt khó, không có ý thức ( học sinh kém, yếu không có ý thức học tập, vươn lên ).

III. Kết bài:

Khẳng định ý nghĩa câu tục ngữ + hạn chế

Nêu lời khuyên, bài học bản thân.

Bài văn tham khảo:

image
image
image

Thảo luận

Lời giải 2 :

Lập dàn ý:

I. Mở bài: giới thiệu câu tục ngữ “ Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”

 

II. Thân bài

 

1. Giải thích câu tục ngữ “ Gần mực thì đen, gần dèn thì sáng”

 

a. Nghĩa đen

 

Mực: là một loại mực mà người xưa thường dùng để viết, để sử dụng được mực này phải rất khó khăn. Mực này màu đen và dễ bị dính bẩn, nên thường dùng rất khó khăn.

Đèn: là một vật dụng được thắp sáng trong gia đình, đây là một dụng cụ rất hữu ích.

b. Nghĩa bóng

 

Mực: lấy hình ảnh của mực đen, thể hiện cho những điều xấu xa, tiêu cực và sai trái trong cuộc sống.

Đèn: đèn là hình ảnh sáng thể hiện cho sự trong sáng, tượng trưng cho những điều tốt lành, tích cực

2. Bình luận câu tục ngữ : Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”

 

Hoàn cảnh sống quyết định mỗi con người, hoàn cảnh tốt thì cn người tốt, yêu thương chan hòa

Hoàn cảnh khó khăn thì gây nên những con người xấu xa

Khi chơi với bạn tốt thì sẽ tốt

Khi chơi với bạn xấu thì sẽ xấu

Câu tục ngữ là một lời dạy hết sức ý nghĩa và đúng đắn

Nên học tập và làm theo câu tục ngữ

3. Ý nghĩa của câu tục ngữ “ Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”

 

a. Đối với gia đình

 

Gia đình hạnh phúc ấm no thì con gái ngoan hiền, lễ phép và học giỏi

Gia đình bất hòa thì con cái sẽ vô lễ, hư hỏng

b. Đối với xã hội

Khi tiếp xúc và giao du với bạn xấu sẽ học những thói hư tật xấu và trở nên hư hỏng

Khi chơi với bạn tốt thì sẽ trở thành một người con tốt, một học sinh con ngoan trò giỏi

Giúp dỡ những bạn xấu theo những điều tốt đẹp

4. Nhận định ý kiến phản bác là hoàn toàn sai: những phán xét ngược lại hay nghi ngờ chỉ là chưa nhìn nhận thật thấu đáo

 

3. Kết bài:

 

Kết luận về tính đúng đắn của câu tục ngữ: gần “ đèn” dù ít dù nhiều ta vẫn nhận được ánh sáng của nó.

Để trở thành một con người tốt và ý nghĩa, chúng ta nên học tập theo câu tục ngữ.

Bài văn thì bạn nên tự làm thì sẽ tốt hơn nha!

 

 

 

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 8

Lớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần, sang năm lại là năm cuối cấp áp lực lớn dần nhưng các em vẫn phải chú ý sức khỏe nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247