Trang chủ Địa Lý Lớp 8 1. Nêu những hiểu biết của em về nhật bản,...

1. Nêu những hiểu biết của em về nhật bản, trung quốc, ấn độ 2. Trình bày đặc điểm tự nhiên phần đất liền đông á 3. Nêu những điểm giống và khác nhau của 2 sôn

Câu hỏi :

1. Nêu những hiểu biết của em về nhật bản, trung quốc, ấn độ 2. Trình bày đặc điểm tự nhiên phần đất liền đông á 3. Nêu những điểm giống và khác nhau của 2 sông hoàng hà và trường giang 4. Dựa vào bảng 11.1 tính mật độ dân số của các khu vực châu á 5. Dựa vào bảng 11.2 vẽ biểu đồ hình tròn cơ cấu tổng sản phẩm trg nc của ấn độ (1995-2001). Qua biểu đồ em hãy nêu nhận xét sự thay đổi cơ cấu kinh tế của ấn độ (1995-2001) 6. Trình bày đặc điểm dân cư kinh tế chính trị khu vực tây nam á 7. Trình bày đặc điểm địa hình khu vực Nam Á từ Bắc xuống Nam

image

Lời giải 1 :

  • laingocha

1. những hiểu biết của em về nhật bản, trung quốc, ấn độ

* Nhật Bản:

  • Nhật Bản có nền kinh tế lớn thứ ba thế giới, chỉ sau Mỹ và Trung Quốc.
  • Có khoảng 127 triệu người sinh sống tại Nhật - đất nước có dân số lớn thứ 10 trên thế giới.
  • 70% lãnh thổ của Nhật Bản là đồi núi.
  • Có hơn 200 núi lớn ở Nhật vẫn đang hoạt động, trong đó có núi Phú Sĩ.
  • .....

* Trung Quốc:

  • Ngày quốc khánh: 1/10/1949.
  • Thủ đô: Bắc Kinh.
  • Vị trí địa lý: Trung Quốc nằm ở phần nửa phía Bắc của Đông bán cầu, phía Đông Nam đại lục Á-Âu, phía Đông và giữa châu Á, phía Tây của Thái Bình Dương.
  • Diện tích: 9,6 triệu km2.
  • Khí hậu: Trung Quốc thuộc khu vực gió mùa, khí hậu đa dạng từ ấm đến khô. ...
  • Dân số: hơn 1,3 tỷ người.
  • .....

* Ấn Độ:

Ấn Độ là nước đông dân thứ nhì trên thế giới, với dân số trên một tỉ người, và đồng thời lớn thứ bảy về diện tích. Cộng hoà Ấn Độ xuất hiện trên bản đồ thế giới vào ngày 15 tháng 8 năm 1947. Sự thiết lập nhà nước Ấn Độ là đỉnh cao của cuộc đấu tranh của những người tại Nam Á để thoát khỏi ách thống trị của Đế quốc Anh.

2.

Đặc điểm tự nhiên

a) Địa hình và sông ngòi

-Phần đất liền của Đông Á chiếm tới 83.7% diện tích lãnh thổ. Đây là một bộ phận có điều kiện tự nhiên rất đa dạng.

Ở đây có các hệ thống núi, sơn nguyên cao, hiểm trở và các bồn địa rộng phân bố ở nửa phía tây Trung Quốc. Nhiều núi cao có băng hà bao phủ quanh năm, là nơi bắt nguồn của nhiều sông lớn.

Các vùng đối, núi thấp và các đồng bằng rộng, bằng phẳng, phân bố ở phía đông Trung Quốc và bán đảo Triều Tiên.

Phần đất liền của Đông Á có ba con sông lớn là A-mua, Hoàng Hà và Trường Giang. Sông A-mua chảy ở rìa phía bắc khu vực, đoạn trung lưu làm thành ranh giới tự nhiên giữa Trung Quốc và Liên bang Nga. Hoàng Hà và Trường Giang đều bắt nguồn trên sơn nguyên Tây Tạng, chảy về phía đông rồi đổ ra Hoàng Hà và biển Hoa Đông, ở hạ lưu, các sông bồi đắp thành những đồng bằng rộng, màu mỡ. Nguồn cung cấp nước của hai sông đều do băng tuyết tan và mưa gió mùa vào mùa hạ. Các sông có lũ lớn vào cuối hạ, đầu thu và cạn vào đông xuân. Tuy nhiên Hoàng Hà có chế độ thất thường, trước đây vào mùa hạ hay có lụt lớn gây thiệt hại cho mùa màng và đời sống nhân dân.

- Phần hải đảo nằm trong "vành đai lửa Thái Bình Dương". Đây là miền núi trẻ thường có động đất và núi lửa hoạt động mạnh gây tai họa lớn cho nhân dân. Ở Nhật Bản, các núi cao phần lớn là núi lửa

b) Khí hậu và cảnh quan

Ở Đông Á, nửa phía đông phần đất liền và phần hải đảo trong một năm có hai mùa gió khác nhau. Mùa đông có gió mùa tây bắc, thời tiết khô và lạnh.

Riêng ở Nhật Bản, do gió tây bắc đi qua biển nên vẫn có mưa.

Về mùa hạ có gió mùa đông nam từ biển vào, thời tiết mát, ẩm và mưa nhiều.

Nhờ khi hậu ẩm, nửa phía đông Trung Quốc, bán đảo Triều Tiên và phần hải đảo có rừng bao phủ. Ngày nay phần lớn rừng đã bị con người khai phá, diện tích rừng còn lại rất ít.

Nửa phía tây phần đất liền (tức Tây Trung Quốc) do vị tri nằm sâu trong nội địa, gió mùa từ biển không xâm nhập vào được, khí hậu quanh năm khổ hạn, cảnh quan chủ yếu là thảo nguyên khô, bán hoang mạc và hoang mạc.

3.

  1. a) Giống nhau:
  • Đều là hai sông lớn của Trung Quốc, bắt nguồn từ sơn nguyên Tây Tạng ở phía tây chảy về phía đông rồi đổ ra biển.
  • Ở hạ lưu đều bồi đắp thành những đồng bằng rộng, màu mỡ.
  • Nguồn cung cấp nước đều do băng tuyết tan và mưa gió vào mùa hạ.
  • Hai sông đều có lũ lớn vào cuối mùa hạ, đầu thu và cạn vào đông xuân.
  1. b) Khác nhau:
  • Sông Trường Giang: Có độ dài lớn hơn sông Hoàng Hà, đố nước ra biển Hoa Đông, bồi đắp lên đồng bằng Hoa Trung.
  • Sông Hoàng Hà: Ngắn hơn và đổ nước ra biển Hoàng Hải, bồi đắp lên đồng bằng Hoa Bắc. Sông Hoàng Hà có chế độ nước thất thường, trước đây vào mùa hạ hay có lũ lụt gây thiệt hại cho mùa màng và nhân dân.

Thảo luận

Bạn có biết?

Địa lí học (trong tiếng Hy Lạp γεωγραφία, geographia, nghĩa là "mô tả Trái Đất") là một lĩnh vực khoa học nghiên cứu về các vùng đất, địa hình, dân cư và các hiện tượng trên Trái Đất. Dịch sát nghĩa sẽ là "nhằm mô tả hoặc viết về Trái Đất".

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự 8

Lớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần, sang năm lại là năm cuối cấp áp lực lớn dần nhưng các em vẫn phải chú ý sức khỏe nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247