Trang chủ Lịch Sử Lớp 8 nêu khái quát về tinh thần kháng chiến của nhân...

nêu khái quát về tinh thần kháng chiến của nhân dân ta khi pháp đánh đà nẵng, gia định, bắc kì? vì sao trong khi nhân dân đánh giặc thì triều đình lại đàn áp?

Câu hỏi :

nêu khái quát về tinh thần kháng chiến của nhân dân ta khi pháp đánh đà nẵng, gia định, bắc kì? vì sao trong khi nhân dân đánh giặc thì triều đình lại đàn áp?

Lời giải 1 :

- Ngay từ đầu nhân dân ta đã anh dũng đứng lên chống Pháp:

+ Ngày 1-9-1858, quân Pháp nổ súng xâm lược nước ta. Nhân dân ta kết hợp với quân triều đình do Nguyễn Tri Phương chỉ huy đã anh dũng chống trả. => làm thất bại âm mưu "đánh nhanh thắng nhanh" của Pháp.

+ Khi Pháp đánh vào Gia Định, nghĩa quân Nguyễn Trung Trực đã đốt cháy tàu Ét-pê-răng của Pháp đậu trên sông Vàm Cỏ Đông (10-12-1861).

+ Khởi nghĩa của Trương Định ở Gò Công kéo dài đến năm 1864 đã làm cho địch thất điên bát đảo.

- Sau khi Pháp chiếm ba tỉnh miền Đông Nam Kì, mặc dù triều đình ra sức ngăn cản nhưng phong trào kháng Pháp của nhân dân vẫn diễn ra sôi nổi, liên tục, dưới nhiều hình thức khác nhau:

+ Nhiều trung tâm kháng chiến ra đời: Đồng Tháp Mười, Tây Ninh với những tấm gương tiêu biểu như: Trương Quyền, Nguyễn Trung Trực, Nguyễn Hữu Huân,...

+ Một bộ phận dùng văn thơ lên án thực dân Pháp và tay sai, cổ vũ lòng yêu nước: Phan Văn Trị, Nguyễn Đình Chiểu. Nguyễn Thông,...

- Từ năm 1867 đến năm 1875, hàng loạt cuộc khởi nghĩa chống Pháp còn tiếp tục nổ ra ở Nam Kì.

⇒Triều Huế sợ giặc, bạc nhược, ký Hiệp ước cầu hòa, triệt thoái lực lượng kháng chiến.

Nhân dân cương quyết chống giặc. Sau 1862, phong trào nhân dân chống Pháp có tính độc lập với Triều đình như Trương Quyền, Phan Tôn, Phan Liêm, Nguyễn Hữu Huân, Nguyễn Trung Trực.

Thảo luận

-- bn vote 4 sao mà ko thấy ác à

Lời giải 2 :

Nêu khái quát về tinh thần kháng chiến của nhân dân ta khi pháp đánh đà nẵng, gia định, Bắc Kì?

* Tại Đà Nẵng:

$\rightarrow$ Rạng sáng ngày $1-9-1858$: Quân Pháp nổ súng mở đầu cuộc xâm lược nước ta. Quân ta đã anh dúng chống trả dưới sự chỉ huy của Nguyễn Tri Phương. 

* Tại Gia Định:

$\rightarrow$ Ngày $17-2-1859$: Quân Pháp tấn công vào Gia Định, trong khi đó nhân dân địa phương đã tự động nổi lên đánh giặc khiến chúng khốn đốn.

$\rightarrow$  Đêm $23$ rạng sáng $24-2-1861$: Pháp mở rộng quy mô tấn công lớn vào Đại Đồn Chí Hòa, quân ta kháng cự mạnh mẽ nhưng không thắng nổi hỏa lực của địch.

- Vì sao trong khi nhân dân đánh giặc thì triều đình lại đàn áp?

$\rightarrow$ Triều đình chủ trương cố thủ hơn là tấn công, muốn hòa hoãn với Phpas ở Nam Kì để tập trung lực lượng đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân ở Bắc Kì và Trung Kì.

$\rightarrow$ Triều đình không tin tưởng vào năng lực kháng chiến của nhân dân. Có ảo tưởng thông qua thương thuyết có thể lấy lại các tỉnh đã mất.

$\text{Còn một ý nx nhưng nó thuộc phần nâng cao nên mik ko ghi vô đây nha bn!}$

Bạn có biết?

Lịch sử là môn khoa học nghiên cứu về quá khứ, đặc biệt là những sự kiện liên quan đến con người. Đây là thuật ngữ chung có liên quan đến các sự kiện trong quá khứ cũng như những ghi nhớ, phát hiện, thu thập, tổ chức, trình bày, giải thích và thông tin về những sự kiện này. Những học giả viết về lịch sử được gọi là nhà sử học. Các sự kiện xảy ra trước khi được ghi chép lại được coi là thời tiền sử.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự 8

Lớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần, sang năm lại là năm cuối cấp áp lực lớn dần nhưng các em vẫn phải chú ý sức khỏe nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247