Trang chủ Lịch Sử Lớp 8 - Câu 1: Tại sao thực dân Pháp xâm lược...

- Câu 1: Tại sao thực dân Pháp xâm lược nước ta? - Câu 2: Triều đình nhà Nguyễn đã kí với thực dân Pháp mấy bản hiệp ước? Em hãy nêu tên, thời gian và nội

Câu hỏi :

giúp e vs ak mai e thi r ak

image

Lời giải 1 :

Câu 1: Từ giữa thế kỉ XIX, các nước tư bản phương Tây trong đó có Pháp đẩy mạnh xâm lược các nước phương Đông để mở rộng thị trường, vơ vét tài nguyên thiên nhiên, bóc lột sức lao động,..Pháp xâm lược VN do:

- VN có vị trị quan trọng

- VN là nước giàu tài nguyên thiên nhiên, dân số đông

- Chế độ phong kiến nhà Nguyễn khủng hoảng, suy yếu

- Lấy cớ bảo vệ đạo Gia Tô

Câu 2: Triều đình nhà Nguyễn đã ký với Pháp 4 hiệp ước, trong đó có:

- Hiệp ước Nhâm Tuất 5/6/1862; nhượng hẳn cho Pháp ba tỉnh miền Đông Nam Kì và đảo Côn Lôn; bồi thường chiến phí cho Pháp; mở ba cửa biểncho thương nhân Pháp, Tây Ban Nha vào buôn bán.

- Hiệp ước Giáp Tuất 15/3/1874; triều đình chính thức thừa nhận 6 tỉnh Nam Kì hoàn toàn thuộc Pháp, quân Pháp sẽ rút hết quân ở Bắc Kì.

- Hiệp ước Quý Mùi ( Hác Măng ) 25/8/1883; triều định nhà Nguyễn đã chính thức thừa nhận sự bảo hộ của Pháp trên đất nước ta, mọi công việc chính trị, kinh tế ngoại giao của Việt Nam đều do người Pháp nắm…

- Hiệp ước Pa-tơ-nốt 6/6/1884; nhằm xoa dịu sự công phẫn của nhân dân ta, mua chuộc, lung lạc quan lại triều định nhà Nguyễn.

Câu 3:

- Hiệp ước Nhâm Tuất 5/6/1862; nhượng hẳn cho Pháp ba tỉnh miền Đông Nam Kì và đảo Côn Lôn; bồi thường chiến phí cho Pháp; mở ba cửa biểncho thương nhân Pháp, Tây Ban Nha vào buôn bán.

Câu 4:

Lãnh đạo: Phan Đình Phùng và Cao Thắng.
- Căn cứ: Ngàn Trươi ( xã Vụ Quang, Huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh).
- Hoạt động trên địa bàn rộng gồm 4 tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.
- Diễn biến: Hai giai đoạn
+ Từ năm 1885-1888: nghĩa quân lo tổ chức, huấn luyện, xây dựng công sự, rèn đúc vũ khí và tích trữ lương thảo.
+ Từ năm 1888 đến 1895: là thời kì chiến đấu của nghĩa quân . Dựa vào vùng rừng núi hiểm trở, có sự chỉ huy thống nhất, nghĩa quân đã đẩy lui nhiều cuộc hành quân và càn quét của giặc.
+ Để đối phó Pháp tập trung binh lực và xây dựng 1 hệ thống đồn, bốt nhằm bao vây , cô lập nghĩa quân. Đồng thời chúng mở nhiều cuộc tấ công quy mô vào Ngàn Trươi.
+ Nghĩa quân phải chiến đấu trong điều kiện ngày càng gian khổ hơn, lực lượng suy yếu dần.
+ Sau khi chủ tướng Phan Đình Phùng hi sinh, cuộc khởi nghĩa được duy trì thêm một thời gian dài rồi tan rã.
- Kết quả: Cuộc khởi nghĩa thất bại.

Câu 5:

Câu 6:

- các đề nghị cải cách ở VN cuối thể XIX không thực hiện được do:

+ các cải cách còn có những điểm hạn chế: chưa xuất phát từ cơ sở trong nước

+ nhà Nguyễn bảo thủ, cự tuyệt mọi sự thay đổi

- ý nghĩa của các trào lưu cải cách Duy tân:

+ tấn công vòa những tư tưởng bỏa thủ của triều đình

+ thể hiện trình độ nhận thức của những người VN

Câu 7:

Khởi nghĩa Yên Thế có những đặc điểm khác so với những cuộc khởi nghĩa cùng thời:

- Mục tiêu chiến đấu không phải là để khôi phục chế độ phong kiến, bảo vệ ngôi vua như các cuộc khởi nghĩa cùng thời (khởi nghĩa Yên Thế không thuộc phong trào Cần vương).

- Lãnh đạo cuộc khởi nghĩa không phải là các văn thân, sĩ phu mà là những người xuất thân từ nông dân với những phẩm chất đặc biệt (tiêu biểu là Hoàng Hoa Thám): căm thù đế quốc, phong kiến, mưu trí, dũng cảm, sáng tạo : trung thành với quyền lợi của những người cùng cảnh ngộ, hết sức thương yêu nghĩa quân.

- Lực lượng tham gia khởi nghĩa đều là những người nông dân cần cù, chất phác, yêu cuộc sống.

- Về địa bàn : khởi nghĩa Yên Thế nổ ra ở vùng trung du Bắc Kì.

- Về cách đánh : nghĩa quân Yên Thế có lối đánh linh hoạt, cơ động...

- Về thời gian : cuộc khởi nghĩa tồn tại dai dẳng suốt 30 năm, gây cho địch nhiều tổn thất.

- Khởi nghĩa Yên Thế tiêu biểu cho tinh thần quật khởi của nông dân, có tác dụng làm chậm quá trình xâm lược, bình định vùng trung du và miền núi phía Bắc của thực dân Pháp.

Thảo luận

Bạn có biết?

Lịch sử là môn khoa học nghiên cứu về quá khứ, đặc biệt là những sự kiện liên quan đến con người. Đây là thuật ngữ chung có liên quan đến các sự kiện trong quá khứ cũng như những ghi nhớ, phát hiện, thu thập, tổ chức, trình bày, giải thích và thông tin về những sự kiện này. Những học giả viết về lịch sử được gọi là nhà sử học. Các sự kiện xảy ra trước khi được ghi chép lại được coi là thời tiền sử.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự 8

Lớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần, sang năm lại là năm cuối cấp áp lực lớn dần nhưng các em vẫn phải chú ý sức khỏe nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247