Ngay trong sân trường em có một cây phượng vĩ to lớn, cây đã đứng đây lâu lắm rồi. Cô giáo nói rằng nó có từ trước khi chúng em sinh ra. Không nhớ rõ là ai trồng, chỉ biết là thân cây đã bạc phếch, mốc meo, sần sùi theo năm tháng rêu phong phủ đầy.Cây phượng cao năm mét, có nhiều nhánh tỏa ra mọi phía. Mùa đông cây trơ trụi, lúc này nhìn cây thật buồn bã, đáng thương. Mỗi lần, có làn gió rét buốt thổi qua cây như bị kim tiêm chích vào da thịt. Nhưng mỗi độ xuân về, làn mưa xuân như đánh thức mầm non tỉnh giấc. Cây phượng lại nhanh nhẹn khoác lên mình một chiếc áo choàng xanh nõn nà. Những chiếc lá non xanh mướt, lúc đầu còn e ấp rồi dần đưa ra cho gió đưa đẩy như đuôi chim phượng. Lòng cậu học trò ngắm nhìn cây phượng lòng phơi phới làm sao! Cậu chăm lo học hành, rồi lâu cũng quên mất màu lá phượng. Hoa phượng không phải một đóa, cũng không phải vài cành, phượng đây là cả một loạt, cả một vùng, cả một góc trời đỏ rực. Nụ phượng đẹp lắm: be bé, xinh xinh như những chiếc cúc áo kết lại thành chùm, từng chùm. Nhưng nụ hoa không thú vị bằng cánh hoa. Cánh hoa màu đỏ tươi, nhụy màu đỏ trắng, những bao phấn có màu vàng tinh khiết. Mùa hè, phượng mới thực sự là phượng của tranh ảnh, của màn hình. Nhưng hoa càng đỏ lá lại càng xanh, vười buồn mà lại vừa vui mới thực là nỗi niềm hoa phượng. Mỗi lần hoa phượng rơi xuống, các bạn nam lấy để chơi đá gà, còn các bạn nữ xếp thành những con bướm thật xinh đẹp.Em yêu cây phượng, yêu sắc đỏ của hoa. Hoa phượng đẹp không chỉ nhờ vào hoa đỏ, lá xanh mà bởi đối với chúng em nó còn là hoa học trò. Những kỹ niệm đẹp thời học trò luôn gắn bó với cây phượng em nhớ mãi không bao giờ quên.
Cho mik xin 1tim+5sao vs ctrlhn cho nhóm ạ!
Trường em thấp thoáng sau những tán cây đại thụ: những rặng xà cừ cao tít, tán lá sum suê rinh theo gió, những cây phượng với rực rỡ sắc đỏ khi vào hè và đặc biệt đó là cây bàng với tán bàng rộng khắp trải bóng mát khi hè về, và không biết từ bao giờ cây bàng đã trở thành người bạn thân thiết với lũ trẻ chúng em.
Từ khi bước chân vào mái trường thân yêu này, cây bàng đã ở đó đứng hiên ngang trước sân, trải qua bao mùa mưa gió và em cũng lớn dần lên còn cây bàng thì càng già đi. Thân bàng xù xì những ụ, nhưng to và vững chắc. Gốc bàng nổi hằn những cái rễ to lên trên mặt đất. Em từng hỏi mẹ tại sao rễ bàng lại to và oằn đến thế mẹ nói đó là sức nặng của thời gian, của nắng mưa gió bão, chúng phải oằn mình chống cự để cây bàng có thể xanh tốt như bây giờ.
Cây bàng luôn làm em thích thú mỗi khi lỡ nhìn ra cửa sổ,cái màu xanh mướt khi mùa xuân gần qua mùa hè gần tới làm dịu mắt em. Tán bàng rỗng che ngợp cả nắng mùa hè tạo thành chiếc ô dù màu xanh thiên nhiên mà em có thể chơi thỏa thích dưới sân cùng các bạn. Các bạn nam thì bắn bi dưới gốc, các bạn nữ chơi chuyền chắt hay nhảy dây. Tất cả đều cười vui vẻ và khoái trí dưới sân. Còn em thích ngắm nhìn những tia nắng xuyên qua kẽ lá tinh nghịch đùa giỡn trốn tìm cùng nhau.
Mùa đông tới cây bàng lại trở về dáng vẻ khẳng khiu. Khi mà những chiếc lá đỏ ối rụng gần hết, làn gió mùa heo hút thổi qua, chỉ còn vài chiếc lá đỏ còn lại trơ trọi và đơn độc, lũ học trò chúng em vẫn nô nghịch dưới gốc bàng nhưng em biết cây bàng phải chịu đựng lạnh giá mùa đông, chiếc áo ấm xanh mướt đã chẳng còn nữa. Quả bàng xanh, quả bàng chín..... lấp ló sau tán lá. Lũ trẻ chúng em thích ăn quả bàng ngọt thơm đặc biệt là bàng nếp thì còn ngậy và bùi nữa.
Cây bàng đã cùng chúng em lớn lên cùng chúng em vui đùa, cùng chúng em học ngày qua ngày. Nghỉ hè sân trường vắng một mình cây bàng đứng trơ trọi. Gió tinh nghịch làm rung rinh tán lá. Hay cây bàng già đang đứng cười hiền và vẫy chào tạm biệt chúng em hẹn sau một kì nghỉ dài gặp lại. Em sẽ rất nhớ cây bàng già ấy.
Chúc bạn học tốt
Tiếng Việt, cũng gọi là tiếng Việt Nam Việt ngữ là ngôn ngữ của người Việt và là ngôn ngữ chính thức tại Việt Nam. Đây là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam cùng với hơn 4 triệu Việt kiều. Tiếng Việt còn là ngôn ngữ thứ hai của các dân tộc thiểu số tại Việt Nam và là ngôn ngữ dân tộc thiểu số tại Cộng hòa Séc.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 5 - Là năm cuối cấp tiểu học, áp lực thi cử nhiều mà sắp phải xa trường lớp, thầy cô, ban bè thân quen. Đây là năm mà các em sẽ gặp nhiều khó khăn nhưng các em đừng lo nhé mọi chuyện sẽ tốt lên thôi !
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAP247